Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Sao TTCK của ta lại thua cả Lào?

 Sau nhiều tháng chuẩn bị, ngày 11/1 tới đây TTCK Lào sẽ chính thức hoạt động. Phiên giao dịch đầu tiên chỉ có một mã cổ phiếu niêm yết, đó là Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) - một trong các công ty nhà nước lớn nhất vừa được cổ phần hóa cách đây 2 tuần. 


Một bức tranh không khác gì TTCK Việt Nam khi mới đi vào hoạt động cách đây 10 năm, cũng chỉ chào các nhà đầu tư hoàn toàn non trẻ bằng hai mã niêm yết.
Nhưng TTCK Lào có gì lạ? Kinh tế Lào tương tự như Việt Nam với nhiều doanh nghiệp nhà nước làm nòng cốt. Tuy nhiên, tiến trình IPO tại Lào rất khác.

Lào bắt đầu IPO từ các DN lớn nhất như BCEL và IPO xong là thực hiện niêm yết ngay. Đưa DN lớn lên sàn, mục đích của nước bạn là để thu hút sự quan tâm của NĐT quốc tế. Dự kiến, trong 1 - 2 năm tới, Lào sẽ đưa khoảng 100 - 200 công ty lên sàn.
Người Lào khẳng định, việc thành lập TTCK để thu hút vốn quốc tế, nên họ cố gắng tạo ra sự hấp dẫn ngay từ đầu dựa vào quy mô và chất lượng hàng hóa.
Cơ quan quản lý TTCK Lào là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đây là cơ quan ngang bộ với Chủ tịch là Phó Thủ tướng thường trực. Mô hình này khiến Ủy ban có thể triển khai nhanh chóng các chính sách phát triển thị trường.
Sở GDCK Lào được xây dựng hiện đại theo mô hình hạch toán độc lập, liên doanh với Hàn Quốc, tỷ lệ góp vốn Lào là 51% và Hàn Quốc 49%.
Ban đầu, TTCK Lào khớp lệnh định kỳ, 2 lần/phiên, nhưng có thể triển khai ngay khớp lệnh liên tục và giao dịch trực tuyến dựa trên hệ thống công nghệ được xây dựng đầu tư đồng bộ ngay từ ban đầu.

Đáng chú ý là để tăng sự hấp dẫn, thuận lợi, NĐT được mở nhiều tài khoản, mua bán cùng phiên…
Sự hấp dẫn này là điều mà nhiều nhà đầu tư tại TTCK Việt Nam vẫn đang còn... ngóng đợi

Thị trường chứng khoán Việt Nam là đã lên mười, cần phát triển không chỉ bằng việc gia tăng cung hàng hóa niêm yết có chất lượng, mà cần cả các giải pháp kỹ thuật giúp nâng cao thanh khoản cho thị trường.
Cả năm 2010, những hứa hẹn của cơ quan quản lý về giao dịch T+2, giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, được mua bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày... vẫn nằm trên giấy.
Muốn thu hút dòng vốn ngoại, trước hết chứng khoán phải có nền tảng vốn nội tốt. Nhưng vốn nội làm sao có thể chảy vào chứng khoán một khi cổ phiếu mua vào phải bốn ngày sau nhà đầu tư mới có thế bán ra?

Đây là một trong những nút thắt cơ bản kéo chứng khoán thụt lùi. Thị trường biến động từng giờ, thậm chí từng phút theo thông tin mà cổ phiếu phải nằm “chết” tới 96 giờ, thì bao nhiêu cơ hội đã vuột qua tay nhà đầu tư?

Điều khó hiểu là các giải pháp kỹ thuật nói trên đã chín muồi từ lâu và cả thị trường đều chờ đợi nhưng chúng vẫn không thể thành hiện thực. Ách tắc ở đâu? Hay vì cơ quan quản lý chưa theo kịp biến động và đòi hỏi của thị trường nên cứ từ từ để chúng ở trạng thái “án binh bất động” trên giấy!

Không lẽ, ra đời trước cả chục năm, giờ ta lại để cho TTCK Lào tiến bộ hơn TTCK Việt
 ?

Chẳng lẽ các nhà quản lý thị trường không biết? Hay biết mà lấn cấn ở đâu để đến nỗi chậm hơn bạn Lào? Sao vậy?

(  nguồn: atpvietnam )

Người em Lào đi sau người anh Việt Nam tận 10 năm nhưng "Cái đầu" thì cao hơn hẳn người anh 10 bậc. Không hiểu dân trader Việt Nam ta còn phải chịu chèn ép đến khi nào nữa đây? Chưa thấy TTCK nào thiếu minh bạch và công bằng như TTCK Việt Nam. Cũng phải thôi, chơi công bằng thì "các vị tay to mặt to" khó mà lừa được traders nhỏ lẻ lắm, "các vị ấy" quen chơi bẩn rồi thì khó mà chơi sạch được. Đành vậy, chúng ta lại phải chờ cho đến khi nào "các vị ấy" rủ lòng thương mà ban phát một chút cái gọi là Công bằng vậy! Haizzz...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét