Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Những kiến thức cơ bản về Chứng khoán (Phần 2)

Một tuần trôi qua thật nhanh, chúng ta lại được gặp nhau ở Lớp học Online này. Các bạn đã làm bài tập về nhà đầy đủ đấy chứ? Ở bài trước tôi đã trình bày những kiến thức cơ bản nhất về TTCK, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tiến thêm 1 bước sâu hơn nữa vào thế giới của Chứng khoán.

1.Đầu tư Giá trị và đầu tư Tăng trưởng.
Trên Thế giới người ta chia các nhà đầu tư ra làm 2 trường phái chính: Giá trị (value) và Tăng trưởng (growth). Phân loại ở đây không có nghĩa là bắt buộc người ta phải gắn vào một phong cách nhất định, mà đơn giản chỉ để cho chúng ta dễ phân biệt. Nhiều nhà đầu tư đã biết kết hợp hài hòa giữa 2 phong cách và phát triển thành phong cách của riêng mình. 

Đầu tư Giá trị.
-Khẩu hiệu: "Mua giá thấp, bán giá cao"
-Đại diện tiêu biểu: Benjamin Graham, Warren Buffett, David Dodd.

-Các  nhà đầu tư giá trị tìm kiếm những cổ phiếu "giá rẻ" ( cổ phiếu bị thị trường định giá thấp ). Họ so sánh Thị giá của cổ phiếu với những chỉ số tài chính của công ty như Lợi nhuận, Tài sản, Tiền mặt, Doanh số bán hàng. Dựa vào những chỉ số tài chính đó họ tính ra được Giá trị của cổ phiếu. Nếu Thị giá của cổ phiếu thấp hơn so với Giá trị của cổ phiếu một khoảng giá nào đó, thì khoảng giá đó được gọi là Biên độ an toàn. Nếu Biên độ an toàn càng lớn thì cổ phiếu càng đáng để đầu tư.
Ví dụ: cổ phiếu VIC có thị giá 100k, bạn cho rằng giá trị của VIC đáng giá 150k thì khoảng giá 50k được gọi là Biên độ an toàn. Thương vụ này đáng để bạn xem xét.

-"Cổ phiếu giá trị" có P/E thấp và P/B cao, cổ tức hàng năm ổn định.
-Biến động giá lên xuống của cổ phiếu trong ngắn hạn không ảnh hưởng đến tâm lý của Nhà đầu tư giá trị, họ sẵn sàng nắm giữ cổ phiếu cho đến khi Thị giá của cổ phiếu tiến sát đến Giá trị.

Đầu tư Tăng trưởng
-Khẩu hiệu: "Mua bất cứ giá nào, bán ra giá cao hơn"
-Đại diện tiêu biểu: Peter Lynch, Martin Zweig, William O’Neil.

-Các nhà đầu tư tăng trưởng tìm kiếm những công ty có "tiềm năng" và mua vào cổ phiếu của công ty đó. Những công ty tiềm năng là những công ty có Sản phẩm mới, Doanh số bán hàng tăng vọt, Mở rộng thị trường ra nước ngoài, lãnh đạo giỏi.
Ví dụ: cổ phiếu PVG có thị giá 10k, báo cáo tài chính cho biết PVG có lợi nhuận kinh doanh quý 1 tăng đột biến , và có khả năng tiếp tục tăng đến hết năm. Cổ phiếu này đáng để bạn "đua trần" phiên ngày mai đó.

-"Cổ phiếu tăng trưởng" có EPS (lợi nhuận/cổ phiếu) cao và đà tăng giá mạnh, cổ tức không quan trọng.
-Nhà đầu tư tăng trưởng sẵn sàng mua cổ phiếu với giá cao, thậm chí không quan tâm đến giá của cổ phiếu vì họ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ còn tăng nữa. Nhưng nếu lợi nhuận kinh doanh của công ty không được như ý muốn, họ sẽ phải đối mặt với rủi ro giảm giá của cổ phiếu.

Nhìn chung Nhà đầu tư Tăng trưởng có khả năng chịu rủi ro cao hơn, trong khi Nhà đầu tư Giá trị có xu hướng tìm đến sự an toàn nhiều hơn. Đầu tư giá trị  quan tâm đặc biệt tới P/E , P/B còn đầu tư tăng trưởng chú trọng vào EPS.

Đầu tư tăng trưởng mang hơi hướng của sự Đầu cơĐầu tư giá trị thuần túy 100% là Đầu tư.

2.Phân tích Cơ bản và phân tích Kỹ thuật.
Có 2 cách để phân tích một cổ phiếu. Cách thứ nhất là sử dụng công cụ Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis), dựa trên những thông tin về "sức khỏe" hiện tại và "tiềm năng" phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Cách thứ hai là sử dụng công cụ Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis), dựa vào những biến động về giá của cổ phiếu trong quá khứ và hiện tại để dự đoán giá của cổ phiếu trong tương lai.

Nói một cách đơn giản:
-Phân tích cơ bản: sử dụng Bản cáo bạch để phân tích Doanh nghiệp.
-Phân tích kỹ thuật: sử dụng Biểu đồ để phân tích Cổ phiếu (của Doanh nghiệp).

A.Những công cụ cần thiết của Phân tích Cơ bản:
Mỗi công cụ phân tích được ví như mỗi bộ phận khác nhau tạo nên chiếc xe ô tô. Nếu như xuất hiện 1 chỉ báo tốt của doanh nghiệp thì không có nghĩa là ta nên đầu tư vào doanh nghiệp đó. Muốn lắp ráp một chiếc xe tốt thì tất cả các bộ phận tạo nên chiếc xe phải hoàn hảo, tương tự một doanh nghiệp tốt phải thể hiện ở tất cả các chỉ báo khác nhau.

-Dòng tiền - Cash flow: Ấn vào Đây.
-Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn - Current Ratio: Ấn vào Đây.
-Khả năng thanh toán nhanh - Quick Ratio: Ấn vào Đây.
-Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần - Dividend Yield: Ấn vào Đây.
-Thu nhập ròng trên cổ phần - EPS : Ấn vào Đây.
-Hệ số biên lợi nhuận ròng - Net Profit Margin: Ấn vào Đây.
-Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ - P/B : Ấn vào Đây.
-Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần - P/E : Ấn vào Đây.
-Chỉ số giá trên doanh thu - P/S : Ấn vào Đây.
-Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần - ROE : Ấn vào Đây.

Lưu ý: Bạn hãy đọc hết các khái niệm phía trên để hiểu rõ ý nghĩa của từng chỉ báo. Có một điều may mắn là bạn sẽ không phải ngồi hì hục tính toán để biết được P/B , P/E hay EPS của cổ phiếu là bao nhiêu, mà chỉ việc lên các trang web về tài chính là có thể tra cứu được tất cả các thông số quan trọng của doanh nghiệp. Địa chỉ các trang web tôi đã post ở Chương 1.

Ví dụ tham khảo về các chỉ số cơ bản của cổ phiếu HAG tại trang Stockbiz : Ấn vào Đây.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về Bản cáo bạch và cách đọc, bạn có thể tải tài liệu tham khảo ở Đây.

B.Những công cụ cần thiết của Phân tích kỹ thuật:
Hiện nay có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật được sử dụng trên Thế giới, mỗi chỉ báo đều có ưu nhược điểm khác nhau. Sau khi thử mày mò tìm hiểu rất nhiều chỉ báo khác nhau, áp dụng vào TTCK Việt Nam tôi đã rút ra kết luận rằng: "Sử dụng càng ít chỉ báo càng hiệu quả". Dưới đây là những chỉ báo tôi cho là cần thiết nhất và phù hợp nhất đối với TTCK Việt Nam.

-Nến Nhật Bản ( Japanese CandleStick )
Là một dạng biểu đồ do người Nhật phát minh có hình dạng giống cây nến. Mỗi cây nến thể hiện biến động giá của cổ phiếu trong 1 khoảng thời gian nhất định: 1 phút, 1 giờ, 1 ngày,  1 tuần, 1 tháng, 1 năm...
Ở đây tôi quy định như sau cho dễ hiểu:
+Cây nến có màu xanh cho biết giá đóng cửa phiên hôm nay cao hơn giá đóng cửa phiên hôm qua.
+Cây nến có màu đỏ cho biết giá đóng cửa phiên hôm nay thấp hơn giá đóng cửa phiên hôm qua.
+Một cây nến Rỗng cho biết giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. ( trong 1 phiên )
+Một cây nến Đặc cho biết giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. ( trong 1 phiên )

Nếu bạn muốn nghiên cứu kỹ hơn về Nến Nhật Bản, bạn có thể tải về tài liệu tham khảo tại Đây.

-Khối lượng ( Volume )
Đây là chỉ báo đơn giản nhất nhưng cũng quan trọng nhất để phân tích thị trường cũng như phân tích cổ phiếu. Khối lượng quan trọng vì nó cho biết lượng cung ( cầu ) đối với cổ phiếu mạnh đến mức nào. Nếu giá cổ phiếu tăng, kèm theo khối lượng tăng chứng tỏ nhu cầu mua cổ phiếu lớn hơn nhu cầu bán, và ngược lại.

-Bollinger Bands
Là một công cụ để nhận biết xu hướng giá của cổ phiếu. Bollinger Bands bao gồm 3 đường: Dải trên, Dải dưới, và Đường trung bình giá của 20 phiên gần nhất. Bạn chỉ cần nhớ:
+Đường trung bình giá ( Moving Average ) cho biết xu hướng của cổ phiếu trong 20 phiên gần nhất: Giá cổ phiếu vượt lên trên đường MA thể hiện xu hướng đi lên, và ngược lại.
+Giá cổ phiếu vượt qua khỏi Dải trên tức là cổ phiếu đang tiến tới khu vực quá mua.
+Giá cổ phiếu đi xuống quá Dải dưới tức là cổ phiếu đang tiến tới khu vực quá bán.

-Parabolic Sar
Là một chỉ báo xu hướng giá của cổ phiếu. Khi đường giá đi xuyên qua đường Sar có nghĩa là xu hướng của cổ phiếu đã bị thay đổi. Bạn chỉ cần nhớ:
+Đường giá nằm trên đường Sar tức là cổ phiếu đang trong xu hướng tăng.
+Đường giá nằm dưới đường Sar tức là cổ phiếu đang trong xu hướng giảm.
+Đường Sar đang từ phía dưới chuyển lên phía trên đường giá --> Tín hiệu kết thúc xu hướng tăng.
+Đường Sar đang từ phía trên chuyển xuống phí dưới đường giá --> Tín hiệu kết thúc xu hướng giảm.

-Relative Strength Index ( RSI )
Là chỉ số tương quan sức mạnh. Tỷ lệ giữa mức giá trung bình của số ngày tăng giá so với mức giá trung bình của những ngày giảm giá trong một giai đoạn nhất định. Định nghĩa hơi khó hiểu nên bạn chỉ cần nhớ như sau:  
+Nếu đường RSI đi xuống dưới 30 nghĩa là cổ phiếu đang tiến tới khu vực quá bán ( OverSold )
+Nếu đường RSI đi lên trên 70 nghĩa là cổ phiếu đang tiến tới khu vực quá mua ( OverBought )

-Stochastic Oscillator
Là một công cụ để nhân biết xu hướng giá của cổ phiếu. Mỗi chỉ báo Stochastic sử dụng hai đường, %K%D. Bạn không cần phải biết %K%D được tính như thế nào, bạn chỉ cần nhớ rằng:
+Nếu đường %K%D đi xuống dưới 20 nghĩa là cổ phiếu đang tiến đến khu vực quá bán.
+Nếu đường %K%D đi lên trên 80 nghĩa là cổ phiếu đang tiến đến khu vực quá mua.
+Ở khu vực dưới 20: Nếu đường %K cắt %D hướng lên trên --> Tín hiệu mua vào.
+Ở khu vực trên 80: Nếu đường %K cắt %D hướng xuống dưới --> Tín hiệu bán ra.

-MACD 
Là một công cụ để nhận biết xu hướng giá của cổ phiếu. Ở đây tôi quy định đường MACD là đường màu xanh, đường tín hiệu là đường màu đỏ. Bạn chỉ cần nhớ :
+Khi MACD cắt đường tín hiệu và hướng lên trên thì sẽ cho một tín hiêu Mua.
+Khi MACD cắt đường tín hiệu và hướng xuống dưới thì sẽ cho một tín hiêu Bán.

Biểu đồ minh họa:



Trên đây tôi đã giới thiệu với các bạn những công cụ Phân tích kỹ thuật cần thiết nhất cho TTCK Việt Nam. Cũng giống như Phân tích cơ bản, mỗi chỉ báo đều có ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy bạn phải biết kết hợp linh hoạt giữa các chỉ báo để có thể đạt độ chính xác cao trong các quyết định mua bán của mình.

Chúng ta kết thúc bài học của ngày hôm nay tại đây. Ở buổi sau tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng chương trình Amibroker, đây là một ứng dụng rất tuyệt dành cho Phân tích kỹ thuật. 

Bài tập về nhà của phần này là
-Phân biệt giữa Đầu tư giá trị và Đầu tư tăng trưởng.
-Sử dụng thành thạo các trang web như Stockbiz.vn , Cafef.vn để có thể nắm rõ thông tin cơ bản của bất kỳ cổ phiếu nào.

Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ!

26 nhận xét:

  1. Anh có thể giải thích thêm về đầu cơ được không ạ? Vì đầu tư giá trị ở Vn mình bây giờ theo em thấy chưa thể áp dụng được cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ vì tính chất mình bạch của thông tin và báo cáo tài chính. Hiện tại em vẫn đang học về phân tích cơ bản, phân tích kĩ thuật thì em cũng rất muốn học nhưng nó hơi khó hiểu quá. Lần trước em có đọc một chút trong quyển Niên giám các doanh nghiệp niêm yết năm 2010 và nhiều tài liệu em download nữa. Thực sự rất khó hiểu, anh có biết tài liệu nào dễ hiểu chút cho người mới bắt đầu không ạ?
    Và một câu hỏi hơi riêng chút: Vụ đầu tư đầu tiên của anh cảm giác như thế nào hả anh? (Anh có thể tùy chọn trả lời) :)
    Cám ơn anh lần nữa về lớp học này. Chúc anh cuối tuần vui vẻ!

    Trả lờiXóa
  2. Stochastic Oscillacjth làm sao xác định trên 80 hay dưới 20 vậy anh ?

    Trả lờiXóa
  3. Bạn nhìn hình phía trên, ở bảng Stochastic có 2 đường kẻ ngang đứt quãng ở 20 và 80.

    Trả lờiXóa
  4. VD mua 100 cp khi đặt lệnh mua cổ phiếu ở HosE thì ghi vào chỗ khối lượng là 100 hay 10 vậy anh ? tại e nghe 1 lô bằng 10 cp

    Trả lờiXóa
  5. Mua 100 cổ phiếu thì phải đặt lệnh 100 chứ, lệnh 10 cổ phiếu chỉ là lệnh nhỏ nhất ở sàn HOSE thôi. Sàn HNX lệnh nhỏ nhất là 100 cổ phiếu.

    Trả lờiXóa
  6. ua the sao em thay o du mua hay du ban van co hien len nhung so duoi 10 ma (1,2,3...). Anh giai thich dum em dc ko ? (^_^ van chua hieu )

    Trả lờiXóa
  7. Hiện lên số 100, 10 hay số 1 là do bảng giá của các CTCK quy định khác nhau, bạn đọc thử xem có ghi chú trên bảng giá không nhé.

    Quên, sàn HNX muốn mua + bán lô lẻ < 100cp thì phải đăng ký trước với CTCK.

    Trả lờiXóa
  8. cám ơn bài viết của bạn,rất hữu ích và cần thiết cho nhưng người mới bước chân vào ttck như tôi.

    Trả lờiXóa
  9. ủa, 3h rồi a. chưa thấy chương 3 nữa ! hehe, chờ cả tuần rồi !

    Trả lờiXóa
  10. Blogspot trục trặc nên bây giờ tớ mới post bài được: http://buoncophieu.blogspot.com/2011/08/gioi-thieu-cong-cu-phan-tich-ky-thuat.html

    Trả lờiXóa
  11. bác có thể giải thích rõ hơn về khái niệm quá mua và quá bán, nếu xảy ra như thế thì thị trường sẽ như thế nào?

    Trả lờiXóa
  12. Khi giá cổ phiếu tiến đến vùng quá mua thì chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng chốt lời, dẫn đến giá cổ phiếu sẽ điều chỉnh giảm. Sau đó giá cổ phiếu có tiếp tục tăng tiếp không thì cần phải theo dõi.

    Tương tự với vùng quá bán, cổ phiếu bị bán quá đà sẽ có hiện tượng bắt đáy, người cầm cổ phiếu không muốn bán ra nữa. Từ đó dẫn đến giá cổ phiếu tăng lên, nhưng tăng được bao nhiêu thì cũng phải xem xét, đề phòng giá cổ phiếu sau đó sẽ tiếp tục giảm.

    Trả lờiXóa
  13. Thanks bạn, bài viết rất bổ ích

    Trả lờiXóa
  14. Thông tin rất hữu ích. Nhưng trong bài không thấy giới thiệu cách xác định đường giá?

    Trả lờiXóa
  15. Có công cụ nào giúp đưa ra danh sách (top 5 hay top 10) các cổ phiều đang quá mua hay quá bán, và các cổ phiều có xu hướng tăng hay giảm?

    Trả lờiXóa
  16. Xác định đường giá là ntn, tớ không hiểu ý của bạn? Đường giá là tập hợp các cây nến theo ngày, cần gì phải xác định nữa nhỉ?

    Xu hướng tăng hay giảm thì tự bạn phải xác định lấy, ví dụ cổ phiếu tăng liên tiếp 3 - 5 phiên thì gọi là đang trong xu hướng tăng, ngoài ra còn phải kết hợp các công cụ kỹ thuật nữa.

    Xác định top 10 cổ phiếu thì bạn vào đây nhé: http://stockbiz.vn/Default.aspx

    Trả lờiXóa
  17. anh ơi, sao mấy trang web kia, phân tích cơ bản chỉ có vài chỉ số P/E EPS ROE. chứ không có toang bộ các chỉ số như bài giảng của a. Anh có bit web nào có nhiều chỉ số cơ bản hơn ko ạ? thanks a!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn vào cafef.vn nhé. Nếu vẫn chưa đầy đủ thì bạn down các báo cáo tài chính cuối năm của công ty bạn theo dõi về máy để phân tích nhé.

      Xóa
  18. Bạn ơi cho mình hỏi, các đồ thị trên phần mềm đều được dựa trên các số liệu tính toán để xây dựng nên, nhìn trên bảng điện tử có thể vẽ lên hình cây nến..., thế còn những đường Parabolic Sar, MACD,... thì dựa trên những số liệu như thế nào vào công thức xây dựng như thế nào để tạo nên hả bạn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn dùng Amibroker + Metakit cùng lúc sẽ có biểu đồ trực tuyến cho bạn. Tất cả các chỉ báo đều thay đổi theo thời gian thực nhé.

      Xóa
  19. Rất tuyệt vời.Rất có tâm rất có tầm 1 con người hơn triệu triệu người tự cho mình là cốt cán là cán bộ của Đảng CSVN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tâm thì xin nhận chứ tầm thì tớ còn thấp lắm :)

      Xóa
  20. Bạn ơi có thể cho mình hỏi. Tài liệu Biểu đồ hình nến NB (Candle stick) bạn đưa (9.72mb/108 pages) hình như còn nữa phải không bạn. Mình đã đọc hết và chỉ thấy chưa hết 7 chương (trong đó mình đọc thấy ít nhất cũng phải 15 chương).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tớ cũng không rõ đâu bạn ạ, nhưng đọc 7 chương cũng đủ dùng ở Vn rồi đó.

      Xóa
  21. Sinсe the admin of this ωebsite is workіng,
    no doubt very shогtly it will be rеnowned, due to itѕ quality contents.


    Mу webрage fotografos de bodas en europa

    Trả lờiXóa
  22. Veгу gоod information. Luсky mе I ran асross yοur website by сhance (stumbleupоn).

    I have savеd іt for later!

    Feel free tο surf to mу web page; wedding photographs of ritesh deshmukh

    Trả lờiXóa