Đây là một bài viết khá hay, có cùng quan điểm với mình nên post lên đây cho những ai quan tâm đến TTCK có thể tham khảo.
Hôm nay tôi viết bài này với mong muốn chia sẻ đánh giá về thị trường chứng khoán qua lăng kính “kênh thông tin tổng hợp” - tức là kênh thông tin không chính thức, được thiết lập bởi các quan hệ trong cuộc sống. Đôi khi có những kênh rất nhạy cảm, liên quan đến các đơn vị tạo lập thị trường nên bạn đọc thông cảm là tại sao tôi khó có thể mô tả theo kiểu sổ toẹt thông tin ra, nhưng đọc và ngẫm nghĩ cũng là tri thức, mà cuộc đời này muốn tồn tại thì chắc chắn phải nâng tầm tri thức của bạn.
1. Nhân sinh quan sống : Đã qua rồi tuổi máu nóng, ăn xổi, muốn đổi đời qua vài tháng hay một năm, đã bắt đầu ngấm nguyên lí “lao động là nhu cầu”, “luật nhân quả”, “ sự được và mất của cuộc sống”. Nhân sinh quan sống là tích phúc cho con cái, thanh thản với cuộc đời, đi bên dòng chảy tham sân si hận.
2. Mục đích bài viết : Mở lòng mình ra với đời để người đời mở lòng với con cái mình, giúp được một người bằng xây toà tháp bảy tầng. Tuyệt đối không khuyên người đọc mua hay bán, việc công bố quyết định mua bán của cá nhân chỉ mục đích nếu ai đọc mãi mà không hiểu thì có thể tham khảo quyết định cuối cùng của người viết. Bạn phải có trách nhiệm với nồi cơm của chính gia đình mình. Do đó mong muốn người đọc không tham sân si hận ở tóp này sau khi đọc.
Hồi 1 : Long hổ tranh hùng, lưỡng bại câu thương.
Ngày hôm nay khi thị trường chứng khoán lâm vào cảnh “túng quẫn” như thế này thì nếu xét về mặt luật nhân -quả thì quả đắng này có cái nhân từ hai năm trước để lại.
Nhớ năm xưa, khi cháu của một lãnh đạo cấp cao nhất của một ngân hàng qui mô không hề nhỏ được bổ nhiệm làm lãnh đạo của công ty CK của ngân hàng đó thì anh đã nổi tiếng với câu nói “ Trong vòng một năm tôi sẽ đưa thị phần môi giới của công ty chúng ta đứng đầu TTCK Việt nam”. Và anh đã làm được điều đó, không hổ thẹn với câu” hổ phụ không sinh chó con”. Và qui luật ở đời là muốn đi nhanh thì phải chấp nhận rủi ro, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Và TTCK Việt Nam từ năm 2009 đã làm quen với hai từ đòn bẩy tài chính hay margin, với các đòn bẩy được cung cấp từ 1-1 đến 1-2, 1-3 ,1-4,1-5 tuỳ theo qui mô tài chính và quan hệ của khách hàng với công ty chứng khoán. Và qui luật cạnh tranh giữ thị phần môi giới đã bắt buộc các công ty chứng khoán phải chấp nhận những công cụ phái sinh đi trước thời đại này.
Những ngày tháng 10/2009 đòn bẩy 1-3 đến 1-5 đã tạo ra thanh khoản lịch sử gần 10K tỷ/phiên trên Hosino và Hasino.
Và tất nhiên, các lực lượng sống lâu lên lão làng của chợ CK Việt nam không thể để tre chưa già mà măng mọc vượt nóc nhà được, cuộc cạnh tranh thị phần xảy ra quá quyệt liệt với những đòn úp sọt nhau của tháng 10/2009 cũng như tháng 5/2010.
Cùng với sự hậu thuẫn của các ngân hàng, luồng tiền cho vay phi sản xuất được bơm không ngừng nghỉ vào thị trường CK qua hình thức hợp đồng uỷ thác đầu tư của Ngân hàng với các công ty chứng khoán. Và sau khi nó đã được rút ra một phần thì cho đến những ngày tháng 6/2011 này chắc rằng con số tổng cộng không nhỏ hơn 50K tỷ. Với những con số của các chủ nợ bích boi: 3xxx tỷ cuaTxx, 5xxx tỷ của Sxx, 7xxx tỷ của Axx, 7xxx tỷ của Pxxx cho đến các chủ nợ mini bích boi : 2xxx tỷ của BVx, 19xx tỷ của Bxxx , và khoảng 50 chủ nợ còi có qui mô 100 tỷ đến 500 tỷ.
Trong cuộc đua thị phần này, không ai không dính trừ một tên tuổi không hề nhỏ trên TTCK Việt nam, có thể nói anh dính ít nhất vì anh có những toan tính khác người nhất. Tên anh có một chữ K, và bản đồ CK VN sẽ có sự thay đổi rất lớn về sau với chữ K này.
Và giờ phút này, cái thòng lọng hợp đồng uỷ thác đầu tư đang dần siết vào cổ các công ty chứng khoán. Ngày hôm nay người sáng tạo Margin đầu tiên trên TTCK Việt Nam đã ra đi nhưng quả đắng anh để lại không hề bé tí nào, đúng như một câu nói của cụ Nguyễn Trần Bạt mà tôi mạn phép xin trích dẫn ra đây “ TTCK Việt Nam được đẻ non, nó ra đời khi mà hành lang luật hoá chưa có sự chuẩn bị kĩ càng và việc vừa làm vừa sửa là rủi ro chính sách lớn nhất của thị trường”
Hồi 2 : Thực hư câu chuyện giải chấp và áp lực thực tế lên thị trường.
Con số 50K tỷ của thị trường là con số thống kê nằm trên bàn của nhiều tổ chức và định chế tài chính, trong vài ngày nay đang dần hé lộ ra công chúng qua truyền thông báo chí.
Nó được các ngân hàng tài trợ cho các công ty chứng khoán qua các hình thức như” hợp đồng uỷ thác đầu tư”, trái phiếu doanh nghiệp có thoả thuận mua lại”. Trước đây thì nó không thuộc nhóm cho vay phi sản xuất, tức là một cách lách thông tư 01, nhưng gần đây NHNN đã tuýt còi, coi các hình thức trên là phi sản xuất. Các hợp đồng uỷ thác đầu tư trước đây thường có hiệu lực 1 năm, nhưng do 2010 TTCK chỉ có đi xuống mà ít khi ngỏng lên, do đó các ngân hàng đã co hiệu lực xuống còn 3 tháng đến 6 tháng, tuỳ mức độ quan hệ giữ cty chứng khoán và ngân hàng. Tuy nhiên sau ngày 28/2/2011 khi công bố thông tư 01 thì các ngân hàng hầu như không kí hợp đồng uỷ thác đầu tư mới mà chỉ tập trung thu tiền của hợp đồng cũ về hoặc đợi hợp đồng hết hiệu lực để thu tiền, qua khảo sát thì vùng thu tập trung lớn tại cuối tháng 6 đến tháng 8.
Tuy nhiên, có thu được hay không lại là một vấn đề khác. Các công ty CK thời gian qua đã tài trợ lượng đòn bẩy tương đương vốn chủ sở hữu của công ty, thậm chí cá biệt ở các bích boi thì bằng vài lần vốn chủ sở hữu. Do thời gian qua TTCK chỉ có giảm mà ko tăng, giá các cổ phiếu đi xuống mạnh, các công ty cho đánh đòn bẩy tỷ lệ cao như 1-3 đến 1-5 thì tỷ lệ thua lỗ lên tới 60-70% tổng lượng đòn bẩy, còn các công ty cho đánh 1-1 hay 4-6 thì tỷ lệ thua lỗ là 30-50%. Đặc biệt, mỗi khi thị trường rơi mạnh thì tài khoản của khách hàng thông thương luôn bị bán giải chấp nhưng tài khoản của các cán bộ công ty chứng khoán vay tiền của công ty chơi chứng hoặc các khách hàng là người thân như bố, mẹ, anh , chị, chú , bác , bạn bè của các lãnh đạo cty CK thì luôn cố giữ lại không giải chấp hoặc đưa vào tài khoản tự doanh. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu của thua lỗ lớn của các cty, bản chất là vi phạm nghiêm trọng qui trình quản trị rủi ro, hay nói cách khác là Việt Nam chúng ta vẫn là cơ chế xin- cho nội bộ, sống bằng quan hệ, kể cả trong TTCK.
Như vậy ta có thể thấy, hiện nay các cty có bán hết lượng cổ phiếu đó đi thì cũng chỉ thu về tầm 30-40% vốn, và tất nhiên sau khi trả lại tiền ngân hàng xong thì các cty cũng không còn tiền hoạt động nữa, thậm chí âm hết vốn chủ sở hữu thì phải phá sản.
Qui luật ở đời là vay thì phải trả, ko thì gặp nhau ở toà, do đó dù muốn hay không thì áp lực trả tiền ngân hàng là rất lớn trong thời gian này.
Hồi 3 : Thông tư 01và cái bình thông nhau với thị trường chứng khoán.
Khi thông tư 01 được ban hành vào tháng 2/2011 thì rất nhiều các lãnh đạo ngân hàng cho rằng rồi sẽ “nới” thôi mà, Việt Nam mình vẫn vậy. Nhưng thực tế thì hoàn toàn khác với kế hoạch của họ, SBV càng ngày càng siết mạnh khi gần đến cột mốc 30/6 – ngày các ngân hàng phải hạ tỷ lệ cho vay phi sản xuất về 22% tổng dư nợ tín dụng. Hiện nay, theo các kênh không chính thức ( thường đúng) thì còn khoảng 20 ngân hàng trên 22%, trong đó 7 bác vùng 22-29, 11 bác vùng 30-40 và 2 bác vùng trên 50.
Thời kì tháng 3/2011 thì các ngân hàng còn hy vọng đảo nợ phi sản xuất từ ngân hàng mình sang những anh cả có dư nợ phi sản xuất thấp hơn 16%. Nhưng SBV đã quá quyết liệt, tất cả các ngân hàng , hiện tại kể cả các ngân hàng lớn có phi sản xuất nhỏ hơn 16% cũng không được giải ngân phi sản xuất. Hàng tuần các ngân hàng phải gửi báo cáo tổng hợp về cho vay phi sản xuất lên SBV, trong ngày nếu các ngân hàng nhỏ giải ngân bất kì khoản phi sản xuất nào thì ngay lập tức thanh tra của SBV yêu cầu giải trình trong ngày, còn các ngân hàng lớn thì bị doạ thanh tra tổng thể. Điều này có nghĩa là không có nhân nhượng, và e rằng tại ngày 30/6 thì hơn chục bác sẽ bị loại ở vòng gửi xe, có nghĩa là TTCK và BĐS mất đi hơn chục kênh đảo nợ, và chả còn gì để bàn sau ngày 30 đó nữa. Ai có thân thì tự lo đi, sớm ngày nào hay ngày đấy.
Và e rằng sau ngày 30 định mệnh đó, hàng loạt dịch vụ như ứng trước t4, đòn bẩy, cầm cố của các cty CK tự nhiên biến mất vì đã khô máu rồi thì sao cấp dịch vụ được nữa. Thời kì ngủ đông sẽ xuất hiện với vài trăm tỷ một phiên.
Và BĐS HN sẽ không còn câu chuyện “ không giảm giá sâu” như các chiên gia đang bìm bịp trên media cho các cty BĐS thoát hàng.
Hồi 4 : Sóng ?
Các ngân hàng là con đẻ của Bộ tài chén, cty chứng khoán thì là em út của các anh uỷ ban, do đó con khóc thì mẹ cho bú, em khổ thì anh chìa tay ra. Khổ một nỗi, cái bác SBV nhất quyết không chịu lùi với lí do thực hiện 11 của các bác cả. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng đó thì cuộc họp liên ngành được tổ chức, tất nhiên là ko có mặt cái ông ko chịu giúp đỡ kia, và đèn xanh được bật hỗ trợ cho các em uýnh lên. Cái gì cần kí thì kí rồi, ban ra cũng ban rồi, bà con hết kêu là các anh ý chỉ buôn nước bọt với thần hứa nhé.
Vài triệu cổ bán sàn được múc từ tay trái sang tay phải thì lấy đâu ra nhiều hàng T4 bắt trúng đáy mà đòi có áp lực chốt lời t4, và thị trường cứ pằm pằm đi lên, thuyết phục được tất cả các nhà đầu tư khó tính nhất, nhiều tài khoản VIP đóng im ỉm cả mấy tháng nay được nạp đạn trở lại với hưng phấn cá kiếm lại cái đã mất. Các tín hiệu ắp chén đầy đủ nhé, đỉnh lãi suất này, CPI hạ này, luồng tiền trở lại này, mô hình W này. Và bà con lại sôi lên sùng sục mà không nhìn thấy sự sốt ruột của người tạo sóng. Lúc ngồi bàn có anh cả tài chén và uỷ ban chủ toạ thì đồng thuận lắm, không thì đi cả nải chứ chẳng đùa, nhưng thằng nợ ít, thằng nợ nhiều, thằng ra trước, thằng ra sau, giờ tăng rồi lại dòm nhau, không đổ vỏ thì chít mình. Và con cáo già đâu dễ cho các chú ngựa non háu đá thoát trận này, các chú chết thì thị phần sắp tới về tay ai ? Ai lại để bỏ lỡ dịp muợn gió bẻ măng, muợn dao giết người này. Túm lại là anh quản trị rủi ro tốt nhất nên anh nhẹ mông nhất, nên anh té trước cả lũ, và anh quay lại “cảnh tỉnh “ bà con sớm nhất, bà con mà sút thì tụi làm láo đó nó chạy đi đổ bô vào đầu ai bây giờ ? Mà bô không đổ được thì tụi nó chít chắc, ấy là cái kế “không chiến tự nhiên thành”. Và hôm nay NDH ra cái tin CPI nhạt toẹt thì khỏi hỗ trợ thị trường những phiên sắp tới nữa nhé. Trò đời ăn xong, chạy rồi còn phải quay lại đá bát nữa chứ.
Khảo dị : Suy ngẫm
Trong những ngày sắp tới, chắc rằng cái trò kéo cưa lừa xẻ, kéo xả này sẽ còn tiếp tục với đủ thứ nhận định tốt có, xấu có vì các anh ý phân hoá rồi. Nhưng cái sự thực của ngày 30 sắp hiển hiện rồi. Và bây giờ chỉ là ai nhanh tay bằng tay em thôi.
Cam on, ban hieu rat ro ve TTCK Vietnam, hoc hoi duoc nhieu!
Trả lờiXóaThời kì khốn khó đã qua rồi.
Trả lờiXóa