4.Dấu hiệu nhận biết vùng đáy và vùng đỉnh.
Mỗi một con sóng đều bắt đầu từ vùng đáy, rồi đi lên và kết thúc ở vùng đỉnh. Để xác định được chính xác đâu là đáy, đâu là đỉnh thì rất khó nhưng việc xác định Vùng đáy và Vùng đỉnh thì lại không hề khó chút nào.
Từ kết luận của phần 3, ta có thể suy ra rằng:
-Vùng đáy: là nơi mà Nỗi sợ hãi của NĐT lên cao nhất, Nhà cái mua vào Cổ phiếu.
-Vùng đỉnh: là nơi mà Niềm tin của NĐT lên cao nhất, Nhà cái bán ra Cổ phiếu.
Khi đi săn, để tìm ra được nơi ở của con thú thì người đi săn phải lần theo dấu chân của con thú đó. Bây giờ hãy coi Vnindex là một con thú, chúng ta - người đi săn sẽ phải lần tìm theo dấu chân của Vnindex. Vậy dấu chân của Vnindex nằm ở đâu? Dấu chân đó chính là Khối lượng ( Volume ).
-Vùng đáy có đặc điểm là Volume thấp, do các NĐT sợ hãi không dám mua vào chỉ muốn bán ra, Nhà cái đẩy mạnh mua vào.
-Vùng đỉnh có đặc điểm là Volume cao, do các NĐT hưng phấn với niềm tin mua là thắng, Nhà cái đẩy mạnh bán ra.
Để hiểu rõ mời các bạn theo dõi biểu đồ sau:
Kết luận: Để tránh việc mất tiền vào tay Nhà cái, chúng ta phải biết lần theo dấu chân để lại của Nhà cái thông qua Volume thể hiện trên biểu đồ.
"Chỉ có một cách duy nhất kiếm được tiền từ TTCK, trừ việc gặp may mắn đó là làm theo những gì Nhà cái làm."
5.Một số công cụ kết hợp để xác định Vùng đáy - Vùng đỉnh.
- Ngưỡng Hỗ trợ và Kháng cự: mời các bạn xem lại minh họa ở phần 2.
- Đường MACD:
cắt từ dưới đi lên thể hiện xu hướng Uptrend, cắt từ trên xuống thể hiện xu hướng Downtrend
- Phân kỳ Âm và Phân kỳ dương:
6. Biểu đồ tâm lý.
Chắc hẳn bạn đã trải qua những sắc thái tâm lý như trong biểu đồ dưới đây trong "sự nghiệp Chứng khoán" của mình. Tôi cũng đã trải qua tâm lý giống hệt trong biểu đồ, đã có những lúc tuyệt vọng quá mà bán rẻ cổ phiếu tại vùng đáy, và đã có lúc hưng phấn quá mà tất tay mua vào tại vùng đỉnh. Đó đều là những bài học xương máu, phải trả bằng những giá rất đắt. Tuy nhiên, "ngã càng đau thì càng nhớ lâu", cũng nhờ vậy mà tâm lý trading của tôi cũng dần ổn định hơn, nhờ vậy mà các quyết định mua bán cũng trở nên chính xác hơn.
Bạn phải luôn ghi nhớ rằng:
"Mua bán Cổ phiếu phải dựa vào Lý trí, không bao giờ được mua bán theo Cảm tính + Cảm xúc."
7.Một số chỉ báo khác.
-Media, báo chí liên tục đăng các tin tức xấu, tỏ ra bi quan với TTCK thì đó là 1 dấu hiệu ở vùng đáy. Và ngược lại.
-Các cổ đông nội bộ của các doanh nghiệp niêm yết đăng kí mua vào lượng lớn cổ phiếu --> Báo hiệu giá cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn. Và ngược lại.
-Khi lên sàn Chứng khoán, bạn thấy rằng chỉ có lèo tèo trên dưới 10 người ngồi, họ theo dõi bảng điện thì ít mà ngồi buôn chuyện với nhau thì nhiều --> Chứng tỏ còn rất ít người quan tâm đến Chứng khoán và thị trường đang ở vùng đáy.
cám ơn bạn rất nhiều.
Trả lờiXóabạn Buoncophieu ơi, các bài chia sẻ của bạn đã cung cấp cho tôi những kiến thức mà tôi cần tìm hiểu về chứng khoán. cám ơn bạn. Sẵn đây bạn cho tôi hỏi ,tôi nên mở tái khoản ở ctck nào ở tphcm là tốt vậy?Cám ơn bạn.
Trả lờiXóaMình đang sử dụng tài khoản của Fpts nên cũng khuyên bạn nên mở ở đây luôn. Về mảng giao dịch trực tuyến thì Fpts là ổn nhất đó.
Trả lờiXóacám ơn bạn nhiều.
Trả lờiXóacảm ơn thầy nhé !
Trả lờiXóaThầy ơi, em không hiểu lắm ở chỗ phân kỳ âm với phân kỳ dương ạ! hix..
Trả lờiXóaBạn kéo dài 2 đường màu xanh, cắt nhau thành hình > gọi là phân kỳ dương.
Trả lờiXóaBạn kéo dài 2 đường màu cam, cắt nhau thành hình < gọi là phân kỳ âm.
Cảm ơn thầy, nhưng mà nếu nhìn 1 đồ thị thì làm sao biết được để nối thế ạ?
Trả lờiXóaBạn cứ phân tích nhiều + sử dụng đồ thị nhiều thì sẽ quen thôi. Mình vẽ ra như vậy để mọi người dễ hiểu chứ bình thường mình chỉ nhìn đồ thị là biết được rồi.
Trả lờiXóaTheo như Bạn nói thì mình hiểu Nhà cái chỉ có thể là các quĩ đầu tư. Thế các đội lái, cá mập có được xem là nhà cái ko?
Trả lờiXóaDear dung_garlic,
Trả lờiXóaNhà cái không phải là các quỹ đầu tư đâu bạn ạ. Đội lái hay cá mập chỉ là các nhóm ăn theo thôi.
Hay qua. Thanks nha.
Trả lờiXóaPhân kỳ âm và phân kỳ dương là để làm gì vậy anh?
Trả lờiXóaDear Xuongrong,
Trả lờiXóaPhân kỳ âm - dương là chỉ báo kỹ thuật. Phân kỳ âm cho tín hiệu bán ra, phân kỳ dương cho tín hiệu mua vào.
Bổ Sung thêm cái này cho dễ hiểu
Trả lờiXóaSử dụng MACD, RSI trong đầu tư ck
Giới phân tích tài chính có hai trường phái chính, là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Trường phái phân tích kỹ thuật thiên về việc lập và sử dụng các loại hình biểu đồ, dạng đường đồ thị… Trong đó, được biết đến nhiều nhất đối với những người nhập môn là MA, MACD, RSI, Momentum… Mỗi công cụ đều có những mặt mạnh và hạn chế khác nhau.
Xin được giới thiệu qua về hai dạng đường MACD và RSI.
Đường MACD - Phân kỳ và hội tụ của đường trung bình động
Công cụ chỉ báo MACD do Gerald Appel phát triển. Điều làm cho công cụ chỉ báo này hữu dụng đó là nó kết hợp một số nguyên tắc của dao động. Bạn có thể nhìn qua biểu đồ (ảnh).
Đường di động nhanh hơn (đường MACD) là sự chênh lệch giữa hai đường trung bình động san bằng hàm mũ của các mức giá đóng cửa (thường là 12 và 26 ngày hoặc tuần vừa qua). Đường di động chậm hơn (đường tín hiệu) thì thường sử dụng trung bình động san bằng mũ 9 kỳ của đường MACD.
Các tín hiệu mua và bán thực chất được đưa ra khi hai đường này cắt nhau. Khi đường MACD cắt hướng lên đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu mua. Khi đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu bán. Trong ý nghĩa đó, đường MACD giống như cách thức cắt nhau của hai đường trung bình động. Tuy nhiên, giá trị của đường MACD cũng dao động lên trên và xuống dưới đường 0. Đó là nơi nó bắt đầu tương đồng với một dao động. Tình trạng mua quá mức được thể hiện khi hai đường này nằm quá cao so với đường 0. Tình trạng bán quá mức là khi hai đường này nằm quá thấp so với đường 0.
Tín hiệu mua tốt nhất được cho là khi những đường giá nằm nhiều dưới đường 0 (tức là khi bị bán quá mức). Những điểm băng lên trên hay xuống dưới đường 0 là cách thức khác để tạo ra các tín hiệu mua và bán tương ứng.
Biểu đồ chỉ số RSI (Relative Strength Indicator) - Sức mạnh tương đối
Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày). Đường trung bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:
Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).
Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).
Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.
Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đàu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.
Hướng dẫn sử dụng đường RSI
Trả lờiXóaRELATIVE STRENGTH INDEX (RSI)
CHỈ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI
I - Ý nghĩa:
RSI dùng để đo tỉ lệ của các biến động đi lên và các biến động đi xuống của giá chứng khoán và phổ thông hoá các tính toán nhằm làm cho chỉ số thể hiện trong phạm vi khoảng điểm từ 0 – 100.
RSI là công cụ dùng để so sánh một cách tương đối với chính các giá quá khứ của nó. Nó không dùng để so sánh với các công cụ khác.
II - Công thức:
RSI = 100- [100/(1+RS)]
1. Thuật toán cơ bản:
Trong đó:
RS = Tổng của giá đóng cửa lên trong n ngày
Tổng của giá đóng cửa xuống trong n ngày đó
Số phiên thông thường được sử dụng rộng rãi là n = 14, số phiên khác thường được sử dụng là 9 và 21 ngày
2. Sử dụng trung bình trượt:
RS = Trung bình của giá đóng cửa lên trong n ngày ‘
Trung bình của giá đóng cửa xuống trong n ngày đó
III. Cách sử dụng trên thực tế:
Với việc biến động của chỉ số từ 0 – 100 sẽ tạo ra một đồ thị mô phỏng các biến động giá của cổ phiếu trên thị trường. Để sử dụng vào việc phân tích chỉ số này, người ta sử dụng 2 đường thẳng gọi là đường chặn trên và đường chặn dưới phản ánh mức độ mua bán quá mức của cổ phiếu. Tuỳ từng xu hướng thị trường đang lên hay đang xuống và tuỳ thuộc vào kinh nghiệm phân tích của từng thị trường, người phân tích có thể lựa chọn 2 đường chặn này ở mức 80 và 40 hoặc 60 và 20.
Overbought/oversold condition: Điểm mua quá mức và điểm bán quá mức.
Nếu RSI đạt đến mức 70/80 ta nói chứng khoán này đã đạt đến mức mua quá mức. Tại mức này, nhà đầu tư cần thận trọng khi đặt lệnh mua. Nếu RSI rơi xuống dưới mức 30/20 thì chứng khoán được coi là ở mức bán quá mức. Tại thời điểm này nhà đầu tư cần có những quyết định thận trọng khi đặt lệnh bán.
Top/Bottom: Đỉnh/ Đáy
RSI ở mức 80/70 được coi là đỉnh điểm và giá của chứng khoán sẽ giảm sau khi đạt được mức đỉnh này. Ngược lại, 20/30 được coi là điểm đáy RSI. Sau điểm này thì giá chứng khoán sẽ hồi phục trở lại. Cần lưu ý rằng, việc phân tích chỉ số RSI chỉ là một trong những dấu hiệu chứng tỏ mức đỉnh hoặc mức đáy, cần kết hợp việc phân tích các chỉ số khác.
Pattern: Các dấu hiệu nhận biết xu hướng điển hình như đầu-vai, đỉnh-đáy, pennants được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ RSI hơn là biểu đồ giá.
Divergence: Sự khác biệt giữa RSI và biến động giá chứng khoán thường được xem như một dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ sắp có một sự biến động đảo chiều của chứng khoán.
thank anh nha, Để đọc được bản đồ cần phải học như thế nào anh nhỉ?
Trả lờiXóaĐể tìm hiểu về các đường trên bản đồ tìm hiểu ở đâu vậy anh nhỉ? anh có tài liệu về mấy đường đó không? trên mạng viết lung tung quá.
Dear tranloat,
Trả lờiXóaĐể hiểu rõ hơn về PTKT bạn vào mục "sách hay" download các ebook về PTKT nhé.
thank anh nha!
Trả lờiXóacảm ơn bạn nhiều
Trả lờiXóa"Các cổ đông nội bộ của các doanh nghiệp niêm yết đăng kí mua vào lượng lớn cổ phiếu" --> làm sao để biết được điều này vậy bạn?
Trả lờiXóa"Khi lên sàn Chứng khoán, bạn thấy rằng chỉ có lèo tèo trên dưới 10 người ngồi, họ theo dõi bảng điện thì ít mà ngồi buôn chuyện với nhau thì nhiều --> Chứng tỏ còn rất ít người quan tâm đến Chứng khoán và thị trường đang ở vùng đáy." --> sao thị trường đang ở đáy mà ít người quan tâm mua vào nhỉ?
1. Cổ đông lớn muốn mua hay bán đều phải public thông tin, bạn để ý đọc báo là thấy.
Xóa2. Chính vì ở vùng đáy nên mới ít người quan tâm đến Chứng khoán bạn ạ. Ngược lại, vùng đỉnh là vùng mọi người hay quan tâm và nhắc đến Chứng khoán nhiều nhất. Khi bạn tham gia thực chiến sẽ dễ dàng hiểu được điều này.
1. Cổ đông lớn mua...
Trả lờiXóa2. Ít người là vùng đáy...
Luôn có 2 mặt của vấn đề không phải lúc nào cũng đúng, khi lúc nào cũng đúng thì cũng là lúc nó thay đổi
Chân lý thuộc về thị trường, phải luôn thay đổi theo thị trường mới tồn tại được.
Xóa