Trong khi thị trường BĐS đang cần phải siết chặt thì gần đây lại xuất hiện những đề xuất mang đậm tính "lợi ích cá nhân". Theo đó, Bộ cho rằng, Nhà nước cần tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh bền vững nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân, đồng thời không để thị trường địa ốc trở thành nhân tố tác động gây lạm phát cao, ảnh hưởng xấu đến hệ thống các tổ chức tín dụng và mục tiêu phát triển kinh tế.
Vâng, giải cứu BĐS để giải quyết vấn đề nhà ở cho dân hay là giải cứu cho túi tiền của các vị ? Với giá nhà đất hiện nay thì lương công chức nhịn ăn 24 năm mới mua nổi nhà. "Mồm" thì bảo "không để thị trường địa ốc trở thành nhân tố gây lạm phát cao" nhưng "miệng" thì lại kêu " HELP ME". Đâu phải trẻ con chưa cai sữa đâu mà suốt ngày mở miệng ra là khóc đòi "ngậm ti" mẹ! Thuốc đắng dã tật, hướng đi đúng là phải để cho thị trường BĐS trở về mặt bằng giá mới, trước đây lợi nhuận 1 ăn 5 thì giờ chỉ 1 ăn 3 cũng lãi chán rồi. Việc cần làm tiếp theo là nên ra luật cấm mua bán trao tay hợp đồng góp vốn của các dự án chưa hoàn thành, nghĩa là xây dựng xong xuôi rồi, làm sổ đỏ xong mới cho mua bán. Doanh nghiệp BĐS muốn huy động vốn thì mời lên các sàn BĐS huy động.
Thị trường ngoại hối đang có diễn biến đáng ngại, khi tín dụng USD liên tục tăng cao trong khi tín dụng VND giảm mạnh. Đến 20/6: tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đã tăng 23,47% . Do lãi suất cho vay VND quá cao nên các Doanh nghiệp đã chuyển hướng sang vay USD chỉ phải chịu lãi suất thấp hơn, sau đó họ lại đem USD đổi sang VND. Lãi suất huy động USD bị áp trần 2% nên người dân và các DNNN không mấy mặn mà gửi tiết kiệm hay bán USD cho ngân hàng. Việc tín dụng USD tăng cao, huy động USD giảm sẽ dẫn đến khả năng thiếu hụt USD ở những tháng cuối năm. Từ đó sẽ lại xuất hiện tình trạng căng thẳng tỷ giá USD, viễn cảnh tăng tỷ giá giống hồi cuối năm 2010 sẽ tái hiện? Nếu điều đó xảy ra thì các doanh nghiệp vay USD đầu năm đến cuối năm sẽ khóc ròng khi phải đi mua USD với tỷ giá cao trả nợ cho ngân hàng ( chưa kể phải trả lãi suất vay USD nữa nha )...
Với cái vòng luẩn quẩn này thì các doanh nghiệp sản xuất tư nhân luôn phải chịu thiệt thòi nhất. Các Ngân hàng luôn là kẻ hưởng lợi. Riêng các Doanh nghiệp nhà nước là "sướng" nhất. "Sướng" thế nào thì ai cũng biết..
Điều hành tiền tệ khó như đi trên dây!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét