Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Phân tích khối lượng với xu hướng của thị trường.

Ở bài trước chúng ta đã được biết đến vai trò của Khối lượng ( Volume ) ở vùng đáy và vùng đỉnh. Tôi có thể tóm tắt ngắn gọn lại rằng : tại vùng đáy Volume thường thấp đột biến so với trung bình, còn tại vùng đỉnh thì Volume thường cao đột biến so với trung bình. Hôm nay tôi sẽ đi sâu hơn nữa về vấn đề phân tích chỉ báo Volume đối với xu hướng của thị trường.

Khối lượng khớp lệnh ở từng giai đoạn của thị trường sẽ khác nhau, vì vậy muốn phân tích chính xác phải lấy  tham chiếu Volume tại thời điểm cần phân tích.
1. Khối lượng trung bình.
Chúng ta hãy xem xét khối lượng khớp lệnh trung bình trong 5 - 10 phiên. Lấy biểu đồ Vnindex hiện nay làm ví dụ:


- Khối lượng < 20 triệu : Thấp ( thường xuất hiện ở vùng đáy )
- Khối lượng 20 - 40 triệu : Trung bình
- Khối lượng 40 - 60 triệu : Cao
- Khối lượng > 60 triệu : Rất cao ( thường xuất hiện ở vùng đỉnh )

2. Phân tích khối lượng với xu hướng tăng giá của thị trường.

- Vnindex tăng nhẹ, khối lượng giao dịch không thay đổi nhiều ( tăng hay giảm nhẹ): người cầm tiền không muốn mua giá cao, người cầm cổ phiếu lưỡng lự không muốn bán giá thấp. Niềm tin về sự tăng giá của thị trường bị nghi ngờ, nếu tình trạng này nếu kéo dài thì người cầm cổ phiếu sẽ buộc phải bán giá thấp, Vnindex sẽ tiếp tục giảm điểm.


- Vnindex tăng nhẹ, khối lượng giao dịch tăng nhẹ theo: tâm lý NĐT đã được cải thiện, các lệnh bán đều được lệnh mua khớp tương ứng. Nhu cầu mua bán đều được thỏa mãn, niềm tin đang dần thay thế sự sợ hãi. Vnindex không giảm điểm nữa, nhưng chưa thể kết luận Vnindex đã vào sóng tăng hay chưa.


- Vnindex tăng mạnh, khối lượng giao dịch tăng mạnh ( đột biến ): Lực cầu rất mạnh, cung bao nhiêu lực cầu sẵn sàng mua vào bấy nhiêu. Niềm tin về sự hồi phục của thị trường lấn át hoàn toàn sự sợ hãi. Vindex chính thức bước vào sóng tăng, nếu sợ phải đua lệnh, hãy canh mua ở những phiên điều chỉnh !


Tuy nhiên phải đề phòng trường hợp thị trường đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ Uptrend.


3. Phân tích khối lượng với xu hướng giảm giá của thị trường.

 - Vindex giảm nhẹ, khối lượng giao dịch giảm dần: người cầm tiền chỉ chịu mua giá thấp, người cầm cổ cũng không muốn bán giá thấp. Niềm tin về sự tăng giá của thị trường đã giảm sút, nỗi lo sợ đang dần tăng lên. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến sự giảm giá mạnh của Vnindex.


 - Vnindex giảm nhẹ, khối lượng giao dịch tăng nhẹ: những người cầm cổ đã sẵn sàng bán giá thấp, nỗi sợ hãi đang lấn át niềm tin. Những người mua vào cổ phiếu đang hy vọng thị trường đã tới đáy, nói cách khác đây là hiện tượng bắt đáy. Hiện tượng này thường xảy ra ở các mốc tâm lý hoặc vùng hỗ trợ của Vnindex.
Hãy cẩn thận, thị trường chạm mốc này có thể hồi phục vài phiên nhưng một khi Vnindex phá mốc tâm lý sẽ xảy ra hiện tượng bán tháo.


- Vnindex giảm mạnh, khối lượng giao dịch tăng cao ( đột biến ): Người cầm cổ sẵn sàng bán ra bằng mọi giá để thoát ra khỏi thị trường. Nỗi lo sợ lấn át hoàn toàn niềm tin. Tuy nhiên việc Volume tăng cao đột biến chứng tỏ rằng người mua sẵn sàng mua vào cổ phiếu, bán bao nhiêu mua vào bấy nhiêu. Khi lực bán cạn kiệt là lúc thị trường chấm dứt giai đoạn sụt giảm, bước vào thời kỳ tích lũy.


4. Uptrend thật hay Uptrend đểu?
Mỗi một Uptrend dài đều có giai đoạn thị trường tạo đỉnh tạm thời, sau đó đi xuống để kiểm tra lại xem dòng tiền có bền vững hay không. Uptrend thật được hỗ trợ bởi dòng tiền mạnh, có vĩ mô ủng hộ, còn Uptrend đểu chỉ được hỗ trợ bởi dòng tiền đầu cơ, đánh nhanh rút nhanh.

- Nếu dòng tiền đổ vào thị trường lớn, mọi nhu cầu bán cổ phiếu chốt lời được đáp ứng hết. Thị trường dần hồi phục, lực mua mạnh đẩy Vnindex vượt qua đỉnh tạm thời vừa được thiết lập --> Thị trường tiếp tục xu hướng Uptrend.




- Nếu dòng tiền đổ vào thị trường yếu, lực cầu không đủ đáp ứng lượng cung cổ phiếu chốt lời. Thị trường không thể chinh phục đỉnh tạm thời vừa được thiết lập --> Thị trường kết thúc xu hướng Uptrend.


Để không bị thua lỗ trên thị trường chứng khoán, bạn phải biết bình tình xem xét liệu Vnindex có còn đi lên nữa không. Chúng ta sẵn sàng mua vào khi Vnindex mạnh mẽ vượt qua đỉnh cũ của nó, nhưng phải biết kiềm chế lòng tham khi Vnindex tăng điểm mạnh nhưng vẫn chưa vượt được đỉnh cũ. Mọi sự nóng vội sẽ phải trả giá bằng việc bị kẹp cổ phiếu ở mức giá cao, khi đó thua lỗ là không thể tránh khỏi!

15 nhận xét:

  1. cám ơn sự chia sẻ của bạn buoncophieu,chờ mong sự chia sẻ tiếp theo của bạn.

    Trả lờiXóa
  2. cám ơn bạn nhiều.Sẵn đây bạn cho tôi hỏi,một cổ phiếu co phân tích cơ bản gọi là tốt thì các chỉ số EPS,P/E,P/B,ROE,ROA cụ thể là bao nhiêu là tốt vây?Minh mới đang tìm hiểu về chứng khoán ,mong bạn chỉ giúp.Tôi mới mở tài khoản ở FPT như lời khuyên của bạn,tôi đang tìm hiểu để chọn cổ phiếu tốt để mua.

    Trả lờiXóa
  3. Bạn phải so sánh các chỉ số cơ bản của Cổ phiếu mục tiêu với các Cổ phiếu khác cùng ngành nghề.

    Nếu các chỉ số P/E, P/B của Cổ phiếu mục tiêu thấp hơn P/E, P/B trung bình của ngành nghề thì là cổ phiếu tốt.

    Nếu các chỉ số EPS, ROE, ROA cao hơn trung bình ngành nghề thì cổ phiếu đó là tốt.

    Ngoài ra còn phải so sánh với trung bình toàn thị trường nữa. P/E, P/B càng thấp càng tốt. EPS,ROA,ROE càng cao càng tốt.

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn bạn nhiều.Chúc bạn luôn nhiều sức khỏa ,tinh thần luôn sáng suốt để mỗi quyết định là một thành công và có nhiều chia sẻ cần thiết và bổ ích cho những người yêu thích đầu tư chứng khoán.

    Trả lờiXóa
  5. Cám ơn bạn.
    Có điều gì thắc mắc các bạn cứ post lên đây tớ luôn sẵn sàng giúp đỡ.

    Trả lờiXóa
  6. cái hình màu xanh với màu đỏ như ngọn nến thể hiện cái gì vậy bạn? còn cái đường dài liền một mạch đó là thể hiện cái gì vậy? thân!

    Trả lờiXóa
  7. Nến xanh + đỏ là biểu đồ nến nhật bản Candle Stick bạn ạ.
    Nến xanh thể hiện giá đóng cửa hôm nay cao hơn hôm qua, nến đỏ thì ngược lại.
    Nến xanh rỗng thể hiện giá đóng cửa hôm nay cao hơn giá mở cửa hôm nay, xanh đặc thì ngược lại.
    Đường dài liền mạch đi theo các nến là đường trung bình giá trong vòng 20 ngày bạn ạ.

    Bạn hãy tham khảo Lớp học Online, từ những bài học đầu tiên mới hiểu được. Những điều này mình đã trình bày ở bài học về các Công cụ Phân tích kỹ thuật rồi.

    Trả lờiXóa
  8. anh ơi cho em hỏi, anh bảo là so sánh các chỉ số trên với các chỉ số của ngành, của thị trường. Nhưng là so sánh tại thời điểm ạ? em thấy mình phải tính trung bình trong một khoảng thời gian hả anh?
    mà anh ơi tuần nay không có bài mới hả anh :(

    Trả lờiXóa
  9. Dear Phạm Duy,
    Các chỉ số tài chính được tính theo Quý và theo Năm bạn ạ.
    Chiều mai sẽ có bài mới nhé.

    Trả lờiXóa
  10. Bạn nói đến nến xanh đặc và rỗng mình hơi khó hiểu BĐ này,bạn xem giúp.thank
    http://data.cophieu68.com/chartsymbol.php?id=kls

    Trả lờiXóa
  11. Biểu đồ nến ( candle stick ) mới có Xanh, Đỏ, Đặc, Rỗng.

    Biểu đồ trong ví dụ của bạn là dạng biểu đồ dạng Line ( đơn giản ). Biểu đồ này chỉ tính đến giá đóng cửa của mỗi ngày giao dịch, rồi nối các ngày lại với nhau.

    Trả lờiXóa
  12. Bạn ơi cho mình hỏi có người nói xem xét khối lượng giao dịch và giao động của giá, bạn có thể giải thích giùm được không, thanks

    Trả lờiXóa
  13. Bạn nói rõ hơn được không? Vì bài viết này mình đã giải thích về vấn đề này rồi mà. Để hiểu rõ hơn bạn nên xem tiếp bài " Đâu là đáy đâu là đỉnh" trong Lớp học Online nhé.

    Trả lờiXóa
  14. ban oi lam on cho minh hoi lam sao de biet duoc dòng tiền đổ vào thị trường la manh hay yeu ha ban? Voi minh thay khoi luong co nhung ngay mau xanh, co nhung ngay mau do, lieu no co mang y nghia nao khong?
    Xin loi vi minh khong viet dau duoc, mong ban thong cam

    Trả lờiXóa
  15. Khối lượng màu xanh là tăng so với hôm trước, màu đỏ là giảm hơn so với hôm trước.

    Tiền vào thị trường mạnh thì Volume tăng mạnh.

    Trả lờiXóa