William J. O'Neil, người đứng đầu Công ty nghiên cứu đầu tư William J. ONeil & Company và được coi là một nhà phù thuỷ của thị trường chứng khoán?, đã đưa ra mô hình lựa chọn cổ phiếu hiệu quả: C-A-N-S-L-I-M.
Trong đó, các chữ cái lần lượt được hiểu là:
(1) C = Lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong kỳ tính toán (Current Earning Per Share). Tiêu chuẩn này đòi hỏi cổ phiếu tốt phải là cổ phiếu có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước và tỷ lệ tăng càng cao càng tốt.
(2) A = Sự gia tăng lợi nhuận trên mỗi kỳ tính toán (Periodicaly Earning Increases). Điều này có nghĩa là cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn năm sau so với năm trước (chỉ tiêu thông thường được tính cho 5 năm) và nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và trên 25%.
(3) N = Những thông tin mới về công ty như sản phẩm, dịch vụ mới, ban lãnh đạo mới… (New Products, Newly qualified Management, new highs). Thực tiễn cho thấy, giá cổ phiếu tăng thường gắn với một điều gì đó mới mẻ từ công ty.
(4) S = Quan hệ cung cầu của cổ phiếu (Supply and Demand). Cổ phiếu cũng là một loại hàng hoá, do vậy, giá cả chịu sự điều chỉnh của quan hệ cung cầu. Công ty càng đại chúng bao nhiêu thì giá cổ phiếu càng khó lên bấy nhiêu nếu không có các yếu tố đột biến khác, do lượng cung lớn. Đối với các công ty mà có chênh lệch lớn về cầu – cung thì khả năng tăng giá của cổ phiếu là dễ dàng hơn.
(5) L = Xem xét vai trò của cổ phiếu đó trên thị trường là cổ phiếu ?ođầu tầu? hay chỉ là cổ phiếu ăn theo, cổ phiếu có chất lượng dưới trung bình của thị trường? (leader/laggard). Tuy nhiên, theo phương pháp lựa chọn này, nhà đầu tư chỉ nên chọn một vài cổ phiếu dẫn đầu, tốt nhất trong nhóm chứ không phải là mua càng nhiều loại cổ phiếu càng tốt. Cần chú ý xem lý do tăng của cổ phiếu là gì để tránh việc theo đóm ăn tàn mua phải các cổ phiếu tăng theo đuôi, vì sớm hay muộn những cổ phiếu ?oăn theo? cũng sẽ sụt giá.
(6) I = Sự quan tâm của các tổ chức, định chế tài chính lớn đến cổ phiếu (Institutional Sponsorship). Nhà đầu tư sẽ an tâm hơn để đầu tư khi cổ phiếu mà mình đầu tư cũng được sự quan tâm và mua vào của các tổ chức lớn, các thiết chế tài chính lớn và có uy tín. Tuy nhiên, có một trở ngại là sau một thời gian đủ dài, giá cổ phiếu đáp ứng một phần hoặc toàn bộ kỳ vọng của các nhà đầu tư lớn thì thường khó tăng mạnh và có trường hợp bị giảm giá là do khi đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng, các tổ chức thường bán ra với số lượng lớn và khi đó nếu không có một lượng cầu (đương nhiên là từ một tổ chức, thiết chế tài chính mới) thì giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm mạnh.
(7) M = Xu hướng thị trường (Market Direction) là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của phương án đầu tư. Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, điều đó có nghĩa là niềm tin sẽ củng cố quyết định nắm giữ đầu tư cổ phiếu lâu dài để thu lợi lớn hơn (giảm cung) và khuyến khích những nhà đầu tư mới tham gia (tăng cầu) và do vậy kéo theo cơ hội tăng giá của cổ phiếu cao hơn. Trong trường hợp ngược lại, khi thị trường có xu hướng đi xuống (ảnh hưởng của niềm tin vào các công ty) nó sẽ làm cổ phiếu, kể cả cổ phiếu tốt giảm giá và phương án đầu tư của nhà đầu tư sẽ khó thành công hơn.
Trên thực tế, tìm được các cổ phiếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên là rất khó. Có thể áp dụng lý thuyết trên để phân tích một ví dụ điển hình là cổ phiếu của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD).
NKD được thành lập ngày 20/1/2000 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/9/2001 với kết quả kinh doanh tóm tắt như sau:
Năm Số cổ phiếu (nghìn) Ngày phát hành Số cổ phiếu trung bình trong kỳ
(nghìn) Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) Tăng
trưởng (%)
2001 1.300 11/8/2000 1.813 2.254
2002 2.370 30/01/2002 2.281 6.381 124
2003 2.844 28/01/2003 2.805 14.335 82
2004 5.000 8/6/2004 4.054 23.724 13
2005 7.000 1/12/2005 5.167 35.500 16
Năm Số cổ phiếu (nghìn) Ngày phát hành Số cổ phiếu trung bình trong kỳ
(nghìn) Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) Tăng
trưởng (%)
2001 1.300 11/8/2000 1.813 2.254
2002 2.370 30/01/2002 2.281 6.381 124
2003 2.844 28/01/2003 2.805 14.335 82
2004 5.000 8/6/2004 4.054 23.724 13
2005 7.000 1/12/2005 5.167 35.500 16
(Nguồn: http://www.ssi.com.vn)
Qua bảng trên, nhận thấy NKD đáp ứng tốt cả hai điều kiện C và A, bởi kết quả kinh doanh qua các năm rất ấn tượng, thể hiện ở sự tăng trưởng lợi nhuận tuyệt đối cũng như tương đối, năm sau so với năm trước.
Hiện tại, theo báo cáo của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM và nội dung bản cáo bạch cho thấy, cơ cấu sở hữu của NKD cũng khá chọn lọc, cụ thể như sau:
Cơ cấu sở hữu:
Cổ đông hiện thời Số cổ phiếu Tỷ lệ %
Cổ đông trong Công ty 4.475.100 63,93%
Cổ đông ngoài công ty 2.524.900 36,07%
- Prudential 532.000 7,6%
- Arisaig ASEAN Fund Limited 743.500 10,6%
-Cổ đông khác 1.249.400 17,87%
Tổng cộng số cổ phiếu lưu hành 7.000.000 100%
Cổ đông hiện thời Số cổ phiếu Tỷ lệ %
Cổ đông trong Công ty 4.475.100 63,93%
Cổ đông ngoài công ty 2.524.900 36,07%
- Prudential 532.000 7,6%
- Arisaig ASEAN Fund Limited 743.500 10,6%
-Cổ đông khác 1.249.400 17,87%
Tổng cộng số cổ phiếu lưu hành 7.000.000 100%
(Nguồn: Cáo bạch và các bản tin TTCK)
Theo thống kê, số cổ phiếu giao dịch thường xuyên của NKD không lớn, chỉ khoảng 17-18% tổng số cổ phiếu lưu hành. Khi có những thông tin tốt hỗ trợ như kết quả kinh doanh khả quan, chia tách cổ phiếu hay phát hành thêm cổ phiếu mới, sức cầu gia tăng đột biến sẽ làm giá NKD tăng trưởng mạnh… Như vậy, xét theo lý thuyết CANSLIM, NKD cũng thoả mãn điều kiện S về quan hệ cung cầu cổ phiếu.
Ngoài ra, với sự quan tâm trực tiếp như Prudential, Arisaig ASEAN Fund Limited hay gián tiếp như Vinacapital, VOF… với tư cách là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp cho thấy NKD đáp ứng tốt tiêu chuẩn I (Institutional Sponsorship).
Thực tiễn hoạt động kinh doanh cũng cho thấy toàn hệ thống Kinh Đô cũng như Kinh Đô miền Bắc luôn biết cách làm mới mình, đem giá trị gia tăng cho người tiêu dùng, cho cổ đông của mình (thoả mãn tiêu chí N).
Qua quá trình giao dịch, Quan sát giao dịch của NKD cho thấy, NKD ít bị biến động bởi thị trường và cũng không có được vai trò dẫn dắt thị trường nhằm tạo xu hướng biến động rõ rệt. Tuy nhiên, với những bước giá tăng trưởng vững chắc, thị giá NKD luôn phá vỡ những chuẩn mực trước đó (vượt thị giá GMD vào tháng 10 và 11 và hiện nay có thị giá cao nhất trên thị trường chứng khoán niêm yết với giá 72.000 đồng/cổ phiếu) đã tạo cho nhà đầu tư về niềm tin khi đầu tư cổ phiếu giá cao. Xét trên khía cạnh này, NKD và sự đánh giá của nhà đầu tư về giá trị cổ phiếu NKD có vai trò tạo dựng niềm tin, xây dựng những chuẩn mực đầu tư mới (thoả mãn một phần tiêu chuẩn L).
Xét về tiêu chí M (Market Direction – xu hướng thị trường), có thể nói diễn biến giao dịch thời gian gần đây cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã sang một trang mới. Khối lượng giao dịch cao hơn (gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2005), hội tụ đông đảo các nhà đầu tư (nghiệp dư, chuyên nghiệp và cả các tổ chức đầu tư quốc tế lớn), VN-Index đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, giá trị cổ phiếu các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ dần tiếp cận mặt bằng giá cổ phiếu của khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét