Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Chúng ta có nên đánh Lô Đề không ?

Câu trả lời sẽ có ở cuối bài viết này.

Trong các trò chơi cờ bạc, đặc biệt là Poker thì việc tính toán xác suất là rất quan trọng. Xác suất cho ta biết được tỉ lệ chiến thắng của ván bài này là bao nhiêu và ta có nên đặt cược thêm tiền nữa không. Cách tính xác suất sẽ được tóm tắt một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất sau đây:

Out: là tỉ lệ xác suất chiến thắng.
Odd: là tỉ lệ giữa số tiền nhận được nếu chiến thắng trên số tiền phải bỏ ra.

Ta có công thức :
Odd - Out > 0 ---> Nên đặt cược
Odd - Out < 0 ---> Không nên đặt cược

Bây giờ ta bắt đầu xem xét có nên đánh Đề không.
Xổ số có 100 số từ 00 -> 99, giả sử tôi đánh con 13.
--> Out = 100 : 1
Nếu đề về 13 thì tôi sẽ được 1 ăn 70.
--> Odd = 70 : 1

Áp dụng công thức: Odd - Out = (70:1) - (100:1) = -30 < 0
Kết luận là chúng ta không nên đánh đề!


----

Bây giờ ta xét xem đánh Lô thì thế nào.

Xổ số Miền bắc có 27 bộ số tức là tôi có 27 cơ hội chiến thắng, giả sử tôi đánh con 14.
--> Out  = 100 : 27
Nếu về trúng 14 thì được 28 ăn 100.
--> Odd = 100 : 28

Áp dụng công thức: Odd - Out = (100:28) - (100:27) = 3.5 - 3.7 = -0.2 < 0

Kết luận là đánh Lô thì xác suất thắng xấp xỉ =0, tóm lại  là 5 ăn 5 thua.


Tổng kết lại là chúng ta không nên đánh Lô Đề, nếu ngứa ngáy chân tay thì nên thả 1 con Lô sẽ dễ trúng hơn là thả con Đề.

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Tuần giao dịch cuối năm Canh Dần.

VNINDEX cuối cùng đã "chịu" điều chỉnh, kết thúc phiên giao dịch hôm nay ngày 24-01-2011, chỉ số giảm 9.62 điểm xuống còn 509.88 điểm, khối lượng giao dịch giảm mạnh xuống còn 33.5 triệu cổ phiếu.


Việc VNINDEX điều chỉnh là đương nhiên, nhưng việc HNX cũng bị giảm sâu theo dường như là hơi bất công với đa số nhỏ lẻ. Cho dù là bất công nhưng đã chấp nhận cuộc chơi thì nhỏ lẻ phải theo luật của Nhà cái. Hãy nhớ rằng: "VNINDEX tăng mạnh chưa chắc HNX tăng, nhưng khi VNINDEX giảm mạnh thì chắc chắn HNX sẽ giảm mạnh".

Khả năng lớn trong phiên ngày mai BVH và MSN sẽ tiếp tục giảm điểm, VNM sẽ khó tiếp tục giữ được mức giá trần. Điều này sẽ khiến VNINDEX tiếp tục giảm điểm, giảm mạnh hay nhẹ thì chưa biết được, nhưng giảm mạnh kèm khối lượng lớn thì sự điều chỉnh sẽ kết thúc sớm hơn. Dự đoán VNINDEX sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ 496-500 điểm trong tuần cuối cùng của năm. Điều chỉnh nhanh nhất là 2 phiên nữa. Sau đó chỉ số sẽ tiếp tục sóng tăng tìm đỉnh mới, tùy theo Nhà cái muốn kéo lên cao bao nhiêu.

Về phần HNX, chỉ khi người anh VNINDEX điều chỉnh xong thì người em HNX mới bắt đầu sóng tăng của mình. Kịch bản cho HNX vẫn giữ nguyên, xem tại Đây.

Chuẩn bị bắt đáy nào!

Danh mục bắt đáy vẫn là 2 cổ phiếu đầu cơ dòng PV, xem tại Đây.

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

Phiên giao dịch ngày 21/01/2011

Phiên giao dịch hôm nay đã kết thúc một tuần tăng điểm trọn vẹn của thị trường chứng khoán Việt Nam. VNINDEX đã kết thúc tuần giao dịch tại ngưỡng 519.5 điểm, ngay tại ngưỡng kháng cự trung hạn 520 điểm.

Như vậy là hình mẫu Cốc & Tay cầm (tôi thích gọi như vậy cho dù theo chuẩn mực PTKT thì có vẻ là không chính xác) của VNINDEX đã được hoàn thiện một cách chóng vánh mà không cần tích lũy. Xem dự đoán tại Đây.

Trong tuần tới đường đi của VNINDEX rất khó đoán trước, bởi vì BBs muốn kéo lên tiếp hay đập chỉ số xuống đều dễ như trở bàn tay. Nhưng có một điều có thể đoán trước là tài khoản của "dân buôn chứng" nhỏ lẻ khó có khả năng tăng lên được. Phần lớn nhỏ lẻ đều tập trung buôn bán ở sàn HNX, số lượng nhỏ lẻ găm cổ phiếu ở sàn HNX là tương đối lớn, và hầu hết là đang lõm. BBs kéo VNINDEX lên thì được chứ khó mà kéo HNX theo cách của VNINDEX được, họ biết rằng nếu cứ kéo HNX lên thì nhỏ lẽ sẵn sàng chốt ngay khi mà họ có lợi nhuận. Vì vậy cách xử lý của BBs tại sàn HNX là sẽ tạo ra vài phiên Wash-out để rũ bỏ hy vọng của những người cầm cổ phiếu. Gom hàng bằng cách đập xuống dễ hơn nhiều so với kéo lên. Xem kịch bản ở Đây.

Về phần các BlueChips sàn HOSE, các cổ phiếu BVH,MSN,VNM,PVF,DPM đã tăng điểm khá nhiều nên các tay buôn nhỏ lẻ không kiềm chế được lòng tham lao vào mua thì hãy coi chừng. BBs kéo BlueChips lên cao không có ý đồ nào khác là bán cho kẻ khác để thu tiền về. Các Blue VIC,BVH,MSN,VNM sẽ không xuống giá nhiều được vì BBs muốn tạo mặt bằng giá mới cho 4 siêu BlueChips đó để nâng tầm ảnh hưởng lên VNINDEX, nôm na là để dễ bề "điều khiển" chỉ số VNINDEX hơn. Còn các BlueChips khác sau khi kéo lên sẽ được phân phối dần dần cho các nhỏ lẻ tiếc của lao vào. Vì vậy hãy tỉnh táo khi giao dịch.

Động thái tuần vừa qua của Nhà cái đã cho thấy họ sẵn sàng tạo nên một con sóng lớn. Khi VNINDEX điều chỉnh sẽ là lúc Nhà cái gom hàng Mid-Caps và Penny Stocks. Hãy kiên nhẫn chờ đợi.

VNINDEX tăng mạnh cả tuần mà sao dân buôn chứng lại không vui?! Cuối tuần rồi, relax thôi.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Phiên giao dịch ngày 19/01/2011

VNINDEX tăng mạnh 8.48 điểm, chốt phiên ở mức 505.91 điểm, khối lượng giao dịch tăng nhẹ lên gần 38 triệu cổ phiếu.


Thị trường thật quá méo mó! Giới buôn cổ phiếu đã lại phải thốt lên như thế một lần nữa trong phiên giao dịch ngày hôm nay. BVH, MSN và PVF tiếp tục được Nhà cái kéo trần, bất chấp mọi hình mẫu kỹ thuật, bất chấp thực tế dòng tiền yếu.

Không có bàn luận gì nhiều về phiên giao dịch hôm nay, cái gì vô lý quá thì nên đứng ngoài theo dõi. Động cơ kéo VNINDEX lên của Nhà cái là gì??? Chắc chắn không phải là hành động đơn lẻ của khối ngoại, mà là sự phối hợp và thỏa thuận của tất cả các Big Boys. Suy diễn rằng Khối ngoại vì đánh theo Index Fund nên kéo VNINDEX  lên cũng đúng, rằng Big Boys trong nước kéo chỉ số lên để làm đẹp mặt Đại hội Đảng cũng đúng, mà cũng có thể kéo lên để xả hàng thì sao?! 

Cứ cho là tất cả suy diễn bên trên đều đúng. Như vậy ý đồ của Nhà cái còn sâu xa hơn nữa, họ làm cho VNINDEX méo mó để gom hàng bên sàn HNX. Chỉ số VNINDEX tăng mạnh nhưng sàn HNX thì giảm điểm, bà con nhỏ lẻ đều sợ không dám mua vào, người cầm cổ thì hoang mang. Vậy nếu như VNINDEX giảm điểm ở những phiên tiếp theo thì sao??? Bên sàn HNX chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng bán tháo. Nhà cái sẽ ung dung mua vào, rồi kéo lên đến đâu là tùy họ. HNX đang ở vùng đáy rồi đó!

Kịch bản của VNINDEX vẫn giữ nguyên ngoài việc VNINDEX đã vượt mốc 500, xem tại  ĐÂY.

Kịch bản của HNX.



Nicolas Darvas:Vũ công trên sàn Chứng khoán

Từ vũ công nổi tiếng trên sàn nhảy trở thành một nhà đầu tư, một “vũ công” thực sự trên sàn chứng khoán. Trên thế giới có lẽ chỉ có một người là Nicolas Darvas.


Chỉ có một người là Nicolas Darvas từ vũ công nổi tiếng trên sàn nhảy trở thành một “vũ công” thực sự trên sàn chứng khoán
Không coi đầu cơ là nghề mà lại trở thành nhà đầu cơ trứ danh, không từ sàn chứng khoán mà từ vũ trường viết nên luận thuyết đầu cơ riêng, không coi thế giới đầu cơ là sân chơi mà chỉ là nơi thử nghiệm kinh nghiệm thực tiễn từ một sân chơi khác, không bằng cao, học rộng về tài chính và tiền tệ mà vẫn được coi là thần tượng trong cư dân của thế giới đầu cơ. Nhà đầu cơ có một không hai này là Nicolas Darvas, với biệt danh cũng có một không hai là “Vũ công trên sàn chứng khoán”.

Sự tình cờ của số phận
Nicolas Darvas là người Hungari, sinh năm 1920, theo học kinh tế và xã hội học ở trường đại học tổng hợp Budapest trước khi chạy trốn phát xít Đức sang Thổ Nhĩ Kỳ năm 1943 và rồi di cư sang Mỹ năm 1951. Học hành vậy thôi nhưng đâu có được đến đầu đến đũa cho nên nghề nghiệp chính của Darvas là… vũ công, chỗ làm việc chính của Darvas là vũ trường. Trong thập kỷ 50 của thế kỷ trước, Nicolas Darvas là vũ công nổi tiếng nhất trên tất cả các vũ trường ở New York. Công việc ấy đem lại cho Darvas những đồng tiền đầu tiên. Nhưng nghề này không giúp Darvas trở nên giàu có. Khán giả hoan nghênh và ngợi ca vũ công Nicolas Darvas về tài nghệ của anh, nhưng cũng chỉ đến như vậy. Sự khâm phục và nể trọng, dấu ấn riêng và danh tiếng lưu truyền hậu thế lại được Darvas gây dựng từ sàn chứng khoán chứ không phải từ vũ trường. Và tất cả được bắt đầu bằng một sự tình cờ.
Giá cố phiếu thường biến động lên xuống trong một hàng lang nhất định giống như vũ công phải đi về góc sân khấu trước để lấy đà nhảy lên cao
Năm 1952, chủ một vũ trường đêm ở thành phố Toronto (Canada) gợi ý trả thù lao cho Darvas không phải bằng tiền mà bằng cổ phiếu của một công ty xây dựng gần như không ai biết đến tên là Brilund. Darvas không chấp nhận kiểu trả thù lao này, nhưng để tỏ thiện chí với người chủ vũ trường nên đã mua lại số cổ phiếu với giá 3.000 USD và gần như quên lãng chúng. Một thời gian sau, khi tình cờ xem lại giá trị số cổ phiếu này, Darvas ngạc nhiên nhận thấy giá trị của chúng đã tăng gấp ba lần. Có thể may hơn khôn, có thể chỉ là một trường hợp ngoại lệ riêng lẻ, nhưng điều chắc chắn là Darvas đã có được nhận thức mới về kiếm tiền bằng đầu cơ chứng khoán: Nếu kiếm tiền bằng cách ấy dễ như vậy thì sao lại không làm?. Đầu cơ chỉ là nghề phụ, trình diễn vũ điệu vẫn là nghề chính, như vậy chỉ có lợi chứ không bị thiệt. Darvas đổ xô vào đầu cơ chứng khoán, nhưng thời gian đầu này càng hăng hái và liều lĩnh thì lại càng thua đậm. Bài học Darvas rút ra từ những thất bại này là, phải nghiên cứu quy luật biến động của giá chứng khoán, tìm ra mô hình giao động giá của chúng và những mối liên hệ tương tác trên sàn chứng khoán. Trong hồi ký của mình Darvas kể rằng, thời kỳ đó đã đọc hơn 200 cuốn sách về tài chính, tiền tệ và kinh doanh chứng khoán. Những nhận thức thu lượm được từ sách báo, nghiên cứu và phân tích biến động giá chứng khoán và bài học từ những sai lầm và thất bại của chính mình đã giúp Darvas chinh phục được thế giới đầu cơ và biến sàn chứng khoán thành vũ trường cho riêng mình. Trong vòng có 8 năm từ phi vụ đầu tiên năm 1952, Darvas đã kiếm được gần 2,5 triệu USD từ đầu cơ chứng khoán, nhưng thật sự chỉ trong 18 tháng cuối cùng.

Luận thuyết đầu cơ riêng
Nhiều người khác cũng đầu cơ thất bại không ít lần, cũng nghiền ngẫm sách báo về tài chính, tiền tệ và đầu cơ, nhưng không mấy ai lại thành công như Darvas. Lý do đơn giản là, Darvas đã phát hiện ra những quy luật mà người khác không phát hiện ra được. Mà Darvas phát hiện được ra chúng là nhờ kinh nghiệm thực tế trên vũ trường và những kinh nghiệm ấy chỉ riêng Darvas có được.
Darvas để ý thấy rằng trước khi tăng, giá cổ phiếu thường biến động lên xuống trong một hành lang nhất định giống như vũ công phải đi về góc sân khấu trước để lấy đà nhảy lên cao. Giới hạn dưới và trên của hành lang này được Darvas so sánh như cái hộp thủy tinh mà quả bóng cao su nhảy lên đập xuống trong đó. Vì thế, Darvas gọi luận thuyết của mình là “Luận thuyết cái hộp” (The Box Theory). Cứ sau một lần tăng thì giá chứng khoán lại lấy đà tăng lên cấp độ mới và như vậy các hộp thủy tinh cứ chồng lên nhau thành chiếc kim tự tháp. Một khi quả bóng vượt quá đáy của chiếc hộp trên cao nhất thì cũng là lúc Darvas bán chứng khoán đi vì nó báo hiệu giá chứng khoán sẽ bắt đầu giảm.
“Luận thuyết cái hộp” của Darvas vẫn còn được áp dụng cho tới tận ngày nay trên thị trường chứng khoán, cho dù đó không phải là cách đầu cơ duy nhất của các nhà đầu cơ. Có thể thấy ở đó ưu tiên hàng đầu của Darvas là chắc chắn, hết sức tránh những rủi ro lớn. Darvas thường xác định trước giới hạn thấp nhất của giá cổ phiếu để bắt đầu bán đi, coi giới hạn đó như tiếng chuông báo động để hành động, đầu cơ nhưng lại đầu cơ một cách chắn thắng nhất. Bí quyết thành công của Darvas là luôn biết dừng lại đúng lúc và đúng chỗ, không bao giờ đầu cơ theo cách “được ăn cả, ngã về không”. Đối tượng đầu cơ của Darvas là cổ phiếu của những công ty còn ít người biết đến vì Darvas cho rằng chúng ít bị coi là đối tượng chi phối, đầu cơ hoặc thậm chí thâu tóm. Càng ít nổi danh, càng dễ kiếm lợi nhuận (Low Profile - High Profit) là một trong những phương châm đầu cơ của Darvas. Đồng thời, Darvas luôn để ý đến cổ phiếu của những tập đoàn có ảnh hưởng đến nhu cầu của đông đảo dân chúng trong tương lai. Một trong những châm ngôn cửa miệng của Darvas là: Không phải thực tại mà là tương lai mới là điều cuốn hút con người.
Vì luôn phải biểu diễn ở khắp nơi trên thế giới nên cung cách đầu cơ của Darvas cũng rất đơn giản. Không có văn phòng hay công ty riêng mà chỉ có một nhà môi giới chứng khoán được Darvas sử dụng. Mọi chuyện giải quyết qua điện thoại. Tiền lời từ đầu cơ chứng khoán được sử dụng để đầu cơ bất động sản trên khắp thế giới. Đầu cơ cái gì cũng vậy, điều quyết định đối với Darvas là giá tăng hay giảm chứ không phải đầu cơ dài hơi hay ngắn hạn. Một khi giá chứng khoản giảm xuống quá giới hạn đã định trước thì phải kiên quyết bán, chứ không chờ trong hy vọng rồi giá lại sẽ tăng lên cao hơn.
Đối với Darvas, trên sàn chứng khoán không có sự phân biệt giữa chứng khoán xấu và chứng khoán tốt, mà chỉ có chứng khoán với giảm giá hay tăng hay giá mà thôi. Bí quyết đầu cơ thành công của mình được Darvas một lần tiết lộ với tạp chí Times: “Khi nhảy trước công chúng, tôi biết phải đánh giá thái độ của công chúng như thế nào. Trên sàn chứng khoán cũng tương tự như vậy. Người ta phải tìm ra xem công chúng muốn gì và sau đó cứ đi theo công chúng”. Đơn giản vậy thôi, nhưng mấy ai đã làm nổi với kết quả như Darvas. Có người bảo Darvas gặp may, có kẻ quả quyết Darvas là nhà đầu cơ bẩm sinh. Chỉ có Darvas biết rõ nhất con đường đưa mình đến thành đạt là kiên trì và nhẫn nại, chăm chỉ và chịu khó, chấp nhận rủi ro nhưng không liều lĩnh. Con đường đó đã giúp Darvas trở thành một vũ công nổi tiếng và một nhà đầu cơ trứ danh. Nicolas Darvas mất năm 1977 và được mai táng ở Paris.


Một phương pháp pttkt cũ nhưng rất hợp thời trong thời đại mới.
Phân tích KT có vô vàn những công cụ và hầu như tất cả đều hiệu quả trên thị trường tài chính nói chung . Và không nằm ngoài các công cụ đó chính là một công cụ đã được Nicolas Darvas sử dụng thành công từ khá lâu là lý thuyết hộp do chính ông tạo ra .
Ông là một trong những người rất tâm đắc với khẩu hiểu “ Mua ở đỉnh , bán ở đỉnh cao hơn nữa “ . Ông xác định một đỉnh mới lập được vẽ một đường nằm ngang từ đỉnh đó , tiếp đó xác định một đáy tiếp theo và vẽ lên một đường xong xong với đường trước . Kết quả ông có một vùng biến động về giá , 2 đường giới hạn ngày nay chính là đường  kháng cự và đường hỗ trợ . Khi phá vỡ một trong 2 đường này , giá sẽ có xu hướng đi tiếp theo chiều tăng (nếu là đường trên ) và giảm (nếu phá đáy) . Về dài hạn ông vẽ một đường thẳng đi qua 3 đỉnh gần nhất lập được , vẽ một đường khác song song với đường trên theo các đáy xác lập . Đây chính là xu hướng lâu dài của thị trường . Khi giá phá vỡ đáy trên là cơ hội mua vào  , ngược lại khi phá đáy dưới dấu hiệu bán ra . Dưới đây là các hình vẽ :


 

Hình tiếp theo dưới đây là đồ thị theo ngày của đồng euro . Để xác định hộp Darvas , ta sử dụng đỉnh xác lập ngày 25/04/2008  và mức đáy 19/05/2008  . Chú ý rằng ngày 13/06 giá gần như xuống tới đáy đã xác lập ngày 19/05 (vùng khoanh tròn ) .Nếu muốn lướt sóng sau 5 ngày giá giảm , nhìn từ hộp Darvas thấy đây là một cơ hội tuyệt vời . Sự bất lực của giá giảm khi muốn phá vỡ mức này – là dấu hiệu chứng tỏ xu hướng giảm ngắn hạn đã kết thúc . Còn nếu muốn đầu tư dài hạn thì các đường giới hạn trong hộp Darvas là công cụ tốt nhất để xác định thời điểm mua và bán .
 

 

Trên thực tế , không có mấy ai đợi 12 tuần để xem giá có phá vỡ hộp hay không , mà thường tính trong ngắn hạn . Nhờ một quy tắc của thị trường , phân tích kỹ thuật nếu đúng trong một hộp dài hạn , thì cũng đúng trong hộp ngắn hạn hơn . Dưới đây là đồ thị trong 360 phút :
 

 

Trên đồ thị , đường màu đỏ chính là đường xu hướng ngắn hạn của thị trường (xu hướng tăng) . Đường xu hướng bị phá vỡ bởi giá thấp nhất của cây nến giảm dài có giá mở cửa nằm bên trên đường này . Nếu bạn là một nhà đầu tư cẩn thận thì bạn nên chờ thêm một cây nến giảm nữa . Cây nến giảm tiếp theo này phải có giá mở cửa nằm dưới đường xu hướng .  Nhưng như thế cũng chưa đủ cho một nhà đầu tư cẩn trọng , cây nến giảm tiếp theo có giá đóng của cũng phá vỡ một đáy ngang trong hộp Darvas nhưng lại có giá mở cửa cao hơn mức đáy này . Một lần nữa chúng ta đợi thêm một cây nến tiếp theo để khảng định xu hướng mới . Thật là không thừa chút nào nếu như bạn kiểm tra thông tin tác động đến sự biến chuyển giá đó , biết được nguyên nhân của sự vận động thì sẽ nhìn được vận động tiếp theo của thị trường .
    Ta cũng có thể sử dụng cho đồ thị theo giờ  như dưới đây :

 

     

Thật thú vị nếu biết thêm về sự kết hợp của lý thuyết  hộp với các công cụ ptkt khác , điển hình như kỹ thuật hình nến Nhật Bản . Ta quan sát đồ thị tiếp theo dưới đây , đáy xác lập vào cuối tháng 5 nằm sát đường hỗ trợ . Ngoài ra còn hình thành lên một mẫu hình tăng giá “ ngôi sao buổi sớm “ .

 

Mẫu hình cuối cùng :

 

Ta thấy rõ hộp Davas thu được ở trên  , ta sẽ phân tích từng giai đoạn một  . Mẫu hình 1 là mẫu hình “hấp thụ giảm giá ” không được lý tưởng cho lắm . Nó gồm  một cây nến trắng dài và một cây nến đen dài sau đó . Cây nến đên phải hoàn toàn bao phủ cây nến trắng . Nhưng nếu ta xét một cách tổng quan ta sẽ thấy  vị trí mẫu hình này xuất hiện nằm ngay sát mốc kháng cự =>sự giảm giá là khó tránh khỏi .  Mẫu hình 2 là một cây búa đảo chiều có đáy nằm trên đường hỗ trợ thứ 2 => một xu hướng tăng ngắn hạn là rất cao . Mẫu hình 3 gồm có một ngôi sao băng + một mẫu hình người đàn ông treo cổ + một cây nến đên dài sau đó . Đặc biệt sự tổ hợp của 3 cây nến cho ta một mẫu hình ngôi sao giảm giá . Tuy là một ngôi sao giảm giá không lý tưởng nhưng nằm trong tổ hợp các dữ kiện trên và cộng thêm một yếu tố rất quan trọng nữa là nó nằm  trên mức kháng cự của mô mình hộp => giá quay đầu giảm là điều không thể bàn cãi .

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Phiên giao dịch ngày 18/01/2011

VNINDEX chốt phiên ở mức 497.43 điểm, tăng nhẹ 2.27 điểm so với phiên trước, khối lượng đạt 36 triệu đơn vị, giảm nhẹ so với phiên trước.


Nhà cái tiếp tục kéo BVH và MSN lên trần càng làm cho bộ mặt của VNINDEX thêm méo mó. Trong phiên VNINDEX đã có lúc vượt ngưỡng 500 điểm và trụ lại trong thời gian khá lâu, tuy nhiên đà tăng của chỉ số không thể duy trì do không có sự hưởng ứng từ dòng tiền. Khi mà ai cũng biết VNINDEX tăng điểm giả tạo thì chẳng ai dại gì mua vào với giá cao cả. Người cầm tiền thì dửng dưng, người cầm cổ thì phân vân có nên bán hay không vì bán ra giờ này họ vẫn chưa có lãi là bao. Vậy nên càng về cuối phiên, nhà cái không còn nâng đỡ VNINDEX nữa thì hy vọng của những người cầm cổ cũng không còn, họ quyết định thoát hàng. 

Chỉ số sàn Hà Nội - HNXINDEX mới phản ảnh đúng bản chất của thị trường, chốt phiên HNX giảm mạnh 1.56 điểm, sắc đỏ bao trùm với 236 mã giảm giá. Những phiên tới đây có khả năng lớn chỉ số HNX sẽ tiến về ngưỡng 100 điểm. Đây là cơ hội mua vào rất tốt của những người cầm tiền.

Động thái của Nhà cái hôm nay cho thấy khả năng lớn họ sẽ đẩy VNINDEX vượt ngưỡng 500 trong tương lai gần. VNINDEX trước mắt sẽ điều chỉnh đi xuống vài phiên để lấy đà bứt phá, vùng 480 có thể sẽ là vùng ăn hàng của Nhà cái. Hãy cùng chờ xem.



BBs làm méo mó VNINDEX để các tay buôn nhỏ lẻ chán nản, mất niềm tin vào thị trường. Người cầm tiền không dám mua vào, kẻ cầm cổ thì thất vọng bán ra. Chính lúc đó BBs sẽ vớt một mẻ cá lớn, kéo thị trường đi lên. Nhà cái ra sức vẽ Chart là có cái lý của nhà cái.

Mơ mộng một chút cũng có chết ai đâu nhỉ??!! Vậy thì ta cứ mơ đi thôi.

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Phiên giao dịch ngày 17/01/2011

VNINDEX tăng 5.94 điểm, chốt phiên ở mức 495.16 điểm, khối lượng đạt 39 triệu cổ phiếu, tăng nhẹ so với phiên trước.


BVH, MSN, FPT, KBC được kéo trần trong phần lớn thời gian giao dịch ngày hôm nay, tuy nhiên đến cuối phiên chỉ còn BVH và MSN giữ được mức giá trần. Nhà tạo lập tiếp tục kéo VNINDEX lên điểm mạnh, đã có lúc VNINDEX tăng 9 điểm, HNX tăng hơn 2 điểm. Càng về cuối ngày, lực bán càng tăng, lực cầu giá cao không còn được duy trì khiến khá nhiều cổ phiếu từ sắc xanh đã chuyển sang sắc đỏ. 

Hôm nay là ngày mà lượng hàng bắt đáy T+4 đã về đến tài khoản nên hoạt động chốt lời diễn ra khá dứt khoát. Khi người cầm cổ nhận thấy VNINDEX khó có khả năng vượt qua được đỉnh cũ, họ đã quyết định chốt lời, lợi nhuận vài % lúc này cũng khiến họ có thể hài lòng. 

Những ai đua trần ngày hôm nay e là lành ít dữ nhiều, hy vọng khi cổ phiếu về tài khoản sẽ không bị lỗ nhiều.

Chiến dịch bắt đáy ăn sóng hồi tạm thời kết thúc. Hành động cần thiết lúc này là chờ đợi phản ứng của thị trường, mà thực chất là ý đồ của Nhà tạo lập. VNINDEX có tiếp tục đi xuống thử thách mốc 470 lần nữa không hay chỉ điều chỉnh nhẹ nhàng lấy đà vượt 500 ??? Hãy chờ xem sao.

Xem bài khuyến nghị bắt đáy tại ĐÂYĐÂY.

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Phiên giao dịch ngày 13/01/2011

Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay, VNINDEX tăng 5.67 điểm nhưng khối lượng giảm nhẹ so với phiên hôm qua đạt mức 24.7 triệu cổ phiếu. Sắc xanh hưng phấn bao trùm cả 2 sàn.


Diễn biến của VNINDEX trong hai phiên ngày 12 và 13 đã diễn ra đúng theo dự đoán. Hãy tạm thời coi đây là những phiên hồi phục kỹ thuật tạm thời của thị trường, nếu BBs có ý định đánh lên thì họ sẽ tiếp tục kéo thị trường lên trong những phiên tiếp theo.

Thị trường mở đầu phiên vẫn ảm đạm như thường ngày, tuy nhiên đến giữa phiên, các trụ BVH, VIC được kéo lên khá mạnh kèm theo lệnh mua được đẩy vào liên tục ở các BLUE đầu cơ SSI, DPM, ITA đã tạo hiệu ứng tốt cho cả thị trường. Các Penny Stock khi nhận được tín hiệu đã ngay lập tức được kéo lên. Phe cầm tiền bắt đầu cảm thấy nóng ruột, họ đã bắt đầu chấp nhận mua cổ phiếu với giá cao hơn. Trong khi đó phe cầm cổ đã có dấu hiệu tiết cung, họ bắt đầu kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm, bởi vì hầu hết những người cầm cổ đều chưa về mức hòa vốn. Đà tăng của thị trường được giữ vững cho đến hết phiên.

Để ý ở sàn HNX, sức mua càng về cuối phiên càng sụt giảm. Khá ít cổ phiếu đầu cơ tăng trần, điều này cho dự cảm không được lạc quan lắm vào phiên giao dịch ngày mai. Có thể phe cầm tiên còn đang chờ đợi sức mua của thị trường trong phiên ngày mai khi lượng cổ giá rẻ T+4 đã về đến tài khoản.

VNINDEX hôm nay tăng điểm khá, tuy nhiên khối lượng giao dịch không được cải thiện. Nếu phiên giao dịch ngày mai, bất kể VNINDEX tăng điểm hay giảm điểm mà khối lượng không cải thiện thì người cầm cổ có thể xem xét ra bớt hàng. Thị trường có khả năng tiếp tục đi xuống.

Phe cầm tiền có thể canh mua ở những mức giá thấp hơn.

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Phiên giao dịch ngày 11/01/2011

VNINDEX xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 480. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với phiên trước.


Thị trường hôm nay diễn biến trong tầm dự đoán, VNINDEX đang hướng về ngưỡng 470, đã có nhiều cổ phiếu nằm sàn, nhiều cổ phiếu đã có hiện tượng giải chấp buộc phải bán ra. Ở chiều hướng tích cực, nhiều mã cổ phiếu chủ chốt và đầu cơ dư mua giá thấp khá lớn, thậm chí áp đảo lượng bán.

Có khả năng lớn phiên ngày mai VNINDEX test ngưỡng 470 rồi bật lên. Tiếp tục chiến thuật bắt giá sàn và gần sàn tại HNX để kiếm được chút lợi nhuận từ con sóng hồi nhỏ sắp tới.

Nỗi niềm người buôn chứng...

Lạc quan đúng là một đặc tính sang trọng của người Việt. Tờ Time vừa loan tin, trong cuộc thăm dò ý kiến trên 63.000 người đến từ 53 quốc gia, người Việt chúng ta có tinh thần lạc quan… nhất thế giới. Đứng kế sau là Nigieria, Ghana… và chót bảng là dân Pháp.
http://static.businessinsider.com/image/4b91411c7f8b9a770df10100/asian-trader-crying-4x3.jpg

Mình vốn dân chứng khoán cò con, chỉ ước gì cái tình thần lạc quan ấy thắp lửa để thị trường dịp cuối năm bớt cảnh chợ chiều. Chứ còn cả năm vừa rồi, may mà các nhà điều tra… bỏ quên sàn xới, không thì cái giải nhất danh giá kia hẳn chẳng đến tay dân mình. Tất nhiên, năm qua trên TTCK Việt Nam cũng khối người hớn hở vì… một năm thành công tốt đẹp. Chuyện đó tạm sau hẵng nói. Bây giờ nói về thái độ đón nhận tin tức lạc quan… hàng đầu thế giới kia.
Hóa ra cũng có khối người nói ra, nói vào. Người đồng ý thì bảo, lạc quan nhất là đúng thôi. Ta là nước đang phát triển, càng ngày cái đủ đầy càng hiện rõ. Ví dụ điển hình nhất là cái "cục gạch" di động. Mươi năm trước còn là của quý hiếm. Bây giờ bà đồng nát cũng hai tay… hai súng. Người thì bĩu môi, những người được phỏng vấn đúng là lạc quan nhưng phải thêm chữ… "tếu" vào đuôi thì mới trọn nghĩa!
"Miệng tiếng thiên hạ. Biết thế nào mà chiều", đấy là lời gã bạn mình. Gã bảo, người Việt mình lạc quan là chắc chắn. Đi xe bị tai nạn, bảo may quá không chết người. Chết rồi bảo còn may, vì bị mỗi ông ngồi trước...
Ví dụ như vậy thì nhiều lắm. Chẳng đâu xa, ngay trường hợp gã bạn ở trên. Chẳng là hắn đầu bốn băm mấy nhát rồi mà vẫn chưa vợ con gì. Năm trước mẹ hắn còn mang cân cam đến nhà mình bảo: trăm sự bác nhờ cháu bảo ban. Gần đất xa trời rồi, mong có tí cháu nội bế mà nó cứ trơ trơ.
Mình bảo, bác ơi, cân cam này cháu không dám nhận. Hôm trước đến nhà, thấy cháu lấy bô cho con cún, giọng nó rất tình cảm, đời mày dạo này phân gio nhể? Giờ khuyên bảo chuyện ấy nó cười vào mặt.
Thế mà cuối cùng tay này cũng lấy vợ, là cô giáo cấp 3 gần nhà. Nhưng trộm vía, thuộc dạng… chưa xinh nhất trong đám con gái hắn từng cưa cẩm (đây là nói theo nguyên lý không có phụ nữ xấu… he he…). Trong độ nhậu giã từ đời trai già, "Bốn ông chung cỗ lẩu lòng. Lợn ngồi nhấm nháp hết thùng bia to". Mình rắp tâm trả thù quả "phân gio" liền khẽ khàng, ông nổi tiếng đánh Đông, dẹp Bắc, tưởng thế nào, hóa ra... chân quê phết!
Thằng bạn mặt đỏ phừng phừng, mắt chỉ chực nổ, nhưng vẫn chống chế:
Ừ, nó kém nhan sắc nhưng được cái… tốt tính!
Tay bên cạnh đế vào: chơi với nhau mấy chục năm, giờ tôi mới phát hiện ra ông lạc quan thật. Nhưng mà chuẩn. Mình có tuổi, đụng vào mấy đứa trẻ đẹp, vừa mệt vừa khó giữ, ông nhể!!!
Khổ chủ mặt tái dại, ức quá suýt bóp vỡ cốc bia…
Thấy căng, ông khác can, thôi hoàn cảnh nó đã bi đát, chúng mày chọc quá, nó… lăn ra chết ở đây thì lấy ai trả tiền. Mà nó lạc quan ăn thua gì. Đứa nào chơi chứng khoán năm qua, vừa rồi chả thấy khối ông còn lạc quan hơn nhiều.
Cả đám nhao nhao (ắt hẳn đều có dính tí cổ cánh): ông nào, ông nào???
Muốn biết ông nào lên báo mà đọc. Đại khái các bác ấy bảo, năm qua Index có hơi xấu nhưng vẫn là một năm… đại thành công?
Úi giời, ai đầu tư giỏi thế. Năm qua thành công vừa vừa đã là tốt lắm rồi. Em ơi, lẩu cạn rồi, múc thêm anh gáo nước dùng…
- Này này, đúng là thành công ở cái món nước dùng này đấy. Ý là năm qua đầu tư thì chết nhưng huy động vốn thì sống. Và sống khỏe.
Ơ, thế hóa ra, bọn mình chết ngạt về lũ cổ phiếu, lại có người vỗ tay hoan hô à?
Đừng vội cãi. Người ta có cái lý của mình. Huy động vốn là chức năng chính của TTCK. Tính sơ sơ có hơn 5,7 tỷ cổ phiếu được phát hành trong số 8,1 tỷ được cấp phép. Đỉnh cao đấy các vị ạ, chỉ thua cái năm 2007 cổ phiếu đắt như nhân sâm thôi.
Đấy là chưa kể mấy anh ngân hàng được… hoãn cái sự sung sướng lại. Nhưng "tận thu" như thế mà bảo thành công, anh em bọn mình bị ép mua chắc phải được coi là… đại thất bại nhỉ?
Ông bên cạnh đế vào, nào có ai bắt ông mua đâu!
DN nhà ta thì thiên biến vạn hóa lắm. Khó phát hành đại chúng, ta chuyển sang riêng lẻ; khó bán giá cao thì chuyển thành mệnh giá; khó thành công thì hoãn lại chờ đợt sau… vân vân và vân vân... Chạy đằng giời!
Mà lạ cái là anh nào cũng có lý cả. DN chả ai bảo tôi huy động vốn về để chơi, nhà quản lý thì bảo, luật nước mình nó thế, họ không sai ai cấm được. Xét ra còn mỗi ông cổ đông có lỗi. Đi họp thì lười, có đến thì cũng đồng ý trăm phần trăm. Cũng như tôi thôi, lười tán gái từ trẻ, giờ mới… kẹn hom đây, ông cưới vợ thú nhận.
Mà DN thì vay vốn ngân hàng còn phải thế chấp chứ cổ đông chỉ được tín chấp bằng "niềm tin". Một kiểu tạm ứng tương lai của các bác DN. Ông nào không may gửi gắm vào… những anh em nhà họ Hứa thì cũng chỉ biết trách mình kém duyên rồi đứng xem người ta… vỗ tay thành công tốt đẹp. Thế nên cụ Nguyễn Du thánh thật: "Cùng trong một tiếng tơ đồng. Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm" là ở chỗ này…
Lại nhớ ngày còn bé, nhà mình ở gần cửa hàng bách hóa huyện. Chẳng hiểu có phải vì mình… ngoan hiền, trong sáng, tốt bụng hay không mà mấy cô mậu dịch viên quý ra phết. Thỉnh thoảng lại gọi, H. ơi, hộ cô cái này; H, ơi hộ cô cái kia... Một hôm, H. ơi, ra kia múc cho cô thùng nước. Mang nước vào lại bảo, đổ vào thùng nước mắm kia cho cô. Tưởng là tráng thùng, quay đi, nghe các cô bàn nhau, đứa nào lấy thùng nước mắm vơi đi chục lít mà không khai. Lại phải chiết thêm nước lã vào. Khi bán hàng thì nhớ khuấy đều lên đấy…
Bây giờ hết thời tem phiếu, nhưng thấy nghiệp vụ pha loãng bậc thầy của các bác DN, mình lại tẩn mẩn nhớ đến chuyện vặt thời trẻ con. Rõ khỉ, chưa già đã hoài cổ! 
(ĐTCK)

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Phiên giao dịch ngày 10/01/2011

Mở đầu tuần giao dịch mới, sắc đỏ bao trùm cả 2 sàn. Khối lượng 2 sàn tăng nhẹ.


Sau phiên giao dịch thể hiện sự bắt đầu mất kiên nhẫn của người cầm cổ phiếu vào ngày thứ 6 tuần trước, thì ngày hôm nay sự mất kiên nhẫn đó đã tăng lên một cách đáng kể. Lệnh bán đầu phiên được đưa ra một cách thăm dò, nhưng do VNINDEX vẫn không phát đi một tín hiệu tích cực nào đã làm cho tâm lý của người cầm cổ trở nên bất an hơn. Kết quả là càng về cuối phiên giao dịch, lệnh bán ở các mức giá thấp càng được đưa vào nhiều hơn. Nhiều cổ phiếu chốt phiên gần sàn thậm chí dư bán sàn ( BVS, SHN, VFR, TIG, TLT... ).

VNINDEX vẫn giữ được mốc 480 nhưng hãy suy xét xa hơn là mốc 470. Khoảng cách từ 480 đến 470 chỉ là 10 điểm, bằng một phiên giảm mạnh hoặc 3 phiên giảm nhẹ. Giả dụ trong 1-3 phiên nữa VNINDEX giảm về ngưỡng 470, đây là ngưỡng hỗ trợ mạnh được hình thành từ sau khi VNINDEX tạo đỉnh ngày 14-12. Đến ngưỡng này nếu lực bắt đáy mạnh tương đương với khối lượng khớp lệnh lớn, VNINDEX sẽ có sóng hồi. Là sóng hồi tạm thời hay kéo lên luôn thì phải quan sát thực tế mới kết luận được.

Về phần HNX-Index, chốt phiên hôm nay ở 107.47 điểm. Nhiều cổ phiếu đã có mức giá hồi VNINDEX 420. Với giả thiết của VNINDEX phía trên, HNX sẽ tiếp tục đi xuống trong 1-3 phiên nữa, tức là về vùng hỗ trợ siêu mạnh 100 điểm. HNX đã có mức giảm sâu hơn so với VNINDEX nên nếu có sóng hồi thì mức tăng giá sẽ mạnh hơn nhiều. Vì vậy nếu bắt đáy thì hãy bắt đáy sàn HNX.

Ngày mai bất kể VNINDEX có thủng 480 hay không thì cũng nên bắt đáy một chút ở sàn HNX, bắt sàn càng tốt. Để dành lại một phần tiền mặt lớn phòng trường hợp VNINDEX băng băng đục thủng 470. Lúc đó sẽ là một kịch bản khác cho VNINDEX.

Thị trường vẫn đi theo 2 giả thiết từ tuần trước. ( xem tại đây )

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

Lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM

Tải ebook của William J. O'Neil tại Đây.

William J. O'Neil, người đứng đầu Công ty nghiên cứu đầu tư William J. ONeil & Company và được coi là một nhà phù thuỷ của thị trường chứng khoán?, đã đưa ra mô hình lựa chọn cổ phiếu hiệu quả: C-A-N-S-L-I-M.

Trong đó, các chữ cái lần lượt được hiểu là:
(1) C = Lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong kỳ tính toán (Current Earning Per Share). Tiêu chuẩn này đòi hỏi cổ phiếu tốt phải là cổ phiếu có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước và tỷ lệ tăng càng cao càng tốt.

(2) A = Sự gia tăng lợi nhuận trên mỗi kỳ tính toán (Periodicaly Earning Increases). Điều này có nghĩa là cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn năm sau so với năm trước (chỉ tiêu thông thường được tính cho 5 năm) và nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và trên 25%.

(3) N = Những thông tin mới về công ty như sản phẩm, dịch vụ mới, ban lãnh đạo mới… (New Products, Newly qualified Management, new highs). Thực tiễn cho thấy, giá cổ phiếu tăng thường gắn với một điều gì đó mới mẻ từ công ty.

(4) S = Quan hệ cung cầu của cổ phiếu (Supply and Demand). Cổ phiếu cũng là một loại hàng hoá, do vậy, giá cả chịu sự điều chỉnh của quan hệ cung cầu. Công ty càng đại chúng bao nhiêu thì giá cổ phiếu càng khó lên bấy nhiêu nếu không có các yếu tố đột biến khác, do lượng cung lớn. Đối với các công ty mà có chênh lệch lớn về cầu – cung thì khả năng tăng giá của cổ phiếu là dễ dàng hơn.

(5) L = Xem xét vai trò của cổ phiếu đó trên thị trường là cổ phiếu ?ođầu tầu? hay chỉ là cổ phiếu ăn theo, cổ phiếu có chất lượng dưới trung bình của thị trường? (leader/laggard). Tuy nhiên, theo phương pháp lựa chọn này, nhà đầu tư chỉ nên chọn một vài cổ phiếu dẫn đầu, tốt nhất trong nhóm chứ không phải là mua càng nhiều loại cổ phiếu càng tốt. Cần chú ý xem lý do tăng của cổ phiếu là gì để tránh việc theo đóm ăn tàn mua phải các cổ phiếu tăng theo đuôi, vì sớm hay muộn những cổ phiếu ?oăn theo? cũng sẽ sụt giá.

(6) I = Sự quan tâm của các tổ chức, định chế tài chính lớn đến cổ phiếu (Institutional Sponsorship). Nhà đầu tư sẽ an tâm hơn để đầu tư khi cổ phiếu mà mình đầu tư cũng được sự quan tâm và mua vào của các tổ chức lớn, các thiết chế tài chính lớn và có uy tín. Tuy nhiên, có một trở ngại là sau một thời gian đủ dài, giá cổ phiếu đáp ứng một phần hoặc toàn bộ kỳ vọng của các nhà đầu tư lớn thì thường khó tăng mạnh và có trường hợp bị giảm giá là do khi đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng, các tổ chức thường bán ra với số lượng lớn và khi đó nếu không có một lượng cầu (đương nhiên là từ một tổ chức, thiết chế tài chính mới) thì giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm mạnh.

(7) M = Xu hướng thị trường (Market Direction) là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của phương án đầu tư. Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, điều đó có nghĩa là niềm tin sẽ củng cố quyết định nắm giữ đầu tư cổ phiếu lâu dài để thu lợi lớn hơn (giảm cung) và khuyến khích những nhà đầu tư mới tham gia (tăng cầu) và do vậy kéo theo cơ hội tăng giá của cổ phiếu cao hơn. Trong trường hợp ngược lại, khi thị trường có xu hướng đi xuống (ảnh hưởng của niềm tin vào các công ty) nó sẽ làm cổ phiếu, kể cả cổ phiếu tốt giảm giá và phương án đầu tư của nhà đầu tư sẽ khó thành công hơn.

Trên thực tế, tìm được các cổ phiếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên là rất khó. Có thể áp dụng lý thuyết trên để phân tích một ví dụ điển hình là cổ phiếu của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD).
NKD được thành lập ngày 20/1/2000 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/9/2001 với kết quả kinh doanh tóm tắt như sau:
Năm Số cổ phiếu (nghìn) Ngày phát hành Số cổ phiếu trung bình trong kỳ
(nghìn) Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) Tăng
trưởng (%)
2001 1.300 11/8/2000 1.813 2.254
2002 2.370 30/01/2002 2.281 6.381 124
2003 2.844 28/01/2003 2.805 14.335 82
2004 5.000 8/6/2004 4.054 23.724 13
2005 7.000 1/12/2005 5.167 35.500 16
(Nguồn: http://www.ssi.com.vn)

Qua bảng trên, nhận thấy NKD đáp ứng tốt cả hai điều kiện C và A, bởi kết quả kinh doanh qua các năm rất ấn tượng, thể hiện ở sự tăng trưởng lợi nhuận tuyệt đối cũng như tương đối, năm sau so với năm trước.
Hiện tại, theo báo cáo của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM và nội dung bản cáo bạch cho thấy, cơ cấu sở hữu của NKD cũng khá chọn lọc, cụ thể như sau:
Cơ cấu sở hữu:
Cổ đông hiện thời Số cổ phiếu Tỷ lệ %
Cổ đông trong Công ty 4.475.100 63,93%
Cổ đông ngoài công ty 2.524.900 36,07%
- Prudential 532.000 7,6%
- Arisaig ASEAN Fund Limited 743.500 10,6%
-Cổ đông khác 1.249.400 17,87%
Tổng cộng số cổ phiếu lưu hành 7.000.000 100%
(Nguồn: Cáo bạch và các bản tin TTCK)

Theo thống kê, số cổ phiếu giao dịch thường xuyên của NKD không lớn, chỉ khoảng 17-18% tổng số cổ phiếu lưu hành. Khi có những thông tin tốt hỗ trợ như kết quả kinh doanh khả quan, chia tách cổ phiếu hay phát hành thêm cổ phiếu mới, sức cầu gia tăng đột biến sẽ làm giá NKD tăng trưởng mạnh… Như vậy, xét theo lý thuyết CANSLIM, NKD cũng thoả mãn điều kiện S về quan hệ cung cầu cổ phiếu.
Ngoài ra, với sự quan tâm trực tiếp như Prudential, Arisaig ASEAN Fund Limited hay gián tiếp như Vinacapital, VOF… với tư cách là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp cho thấy NKD đáp ứng tốt tiêu chuẩn I (Institutional Sponsorship).

Thực tiễn hoạt động kinh doanh cũng cho thấy toàn hệ thống Kinh Đô cũng như Kinh Đô miền Bắc luôn biết cách làm mới mình, đem giá trị gia tăng cho người tiêu dùng, cho cổ đông của mình (thoả mãn tiêu chí N).
Qua quá trình giao dịch, Quan sát giao dịch của NKD cho thấy, NKD ít bị biến động bởi thị trường và cũng không có được vai trò dẫn dắt thị trường nhằm tạo xu hướng biến động rõ rệt. Tuy nhiên, với những bước giá tăng trưởng vững chắc, thị giá NKD luôn phá vỡ những chuẩn mực trước đó (vượt thị giá GMD vào tháng 10 và 11 và hiện nay có thị giá cao nhất trên thị trường chứng khoán niêm yết với giá 72.000 đồng/cổ phiếu) đã tạo cho nhà đầu tư về niềm tin khi đầu tư cổ phiếu giá cao. Xét trên khía cạnh này, NKD và sự đánh giá của nhà đầu tư về giá trị cổ phiếu NKD có vai trò tạo dựng niềm tin, xây dựng những chuẩn mực đầu tư mới (thoả mãn một phần tiêu chuẩn L).

Xét về tiêu chí M (Market Direction – xu hướng thị trường), có thể nói diễn biến giao dịch thời gian gần đây cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã sang một trang mới. Khối lượng giao dịch cao hơn (gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2005), hội tụ đông đảo các nhà đầu tư (nghiệp dư, chuyên nghiệp và cả các tổ chức đầu tư quốc tế lớn), VN-Index đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, giá trị cổ phiếu các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ dần tiếp cận mặt bằng giá cổ phiếu của khu vực.

Những cuốn sách học làm giàu hay nhất (P.2)

B/ Những cuốn sách về trường phái đầu tư bị động

A Random Walk Down Wall Street The Intelligent Asset Allocator Common Sense on Mutual Funds

4) A Random Walk Down Wall Street (Bước đi ngẫu nhiên trên Phố Wall)

Hiếm có cuốn sách nào trình bày mọi vấn đề liên quan đến đầu tư một cách đầy đủ và dễ hiểu như cuốn sách này. Nếu không tính đến những cuốn sách trong nhóm A thì có lẽ đây là cuốn sách mà bất kỳ nhà đầu tư nào (chuyên nghiệp cũng như mới bắt đầu tìm hiểu) cũng nên đọc trước tiên.

Cuốn sách gồm 4 phần chính. Phần đầu tiên hệ thống hóa lại tất cả những kiến thức cơ bản và những “thành tựu” quan trọng nhất của nhân loại trong lĩnh vực đầu tư. Mối quan hệ giữa thị giá và giá trị cũng được giải thích rất đơn giản và súc tích. Đặc biệt, tác giả kể lại những biến cố lớn nhất trong lịch sử, nhằm nêu rõ mối tương quan giữa giá trị và thị giá: từ những sự kiện xưa như cơn sốt hoa Tulip nổi tiếng ở phương tây (mọi người đổ xô săn lùng hoa Tulip, không phải để dùng trong nhà mà để hy vọng bán lại cho người khác với giá cao hơn), đến những biến cố cận đại hơn như cuộc đại khủng hoảng những năm 1930, cơn mê muội cổ phiếu của các công ty chuyên sát nhập hoặc đa dạng hóa ngành nghề (liệu phong trào công ty đa ngành nghề ở Việt Nam hiện nay có lặp lại sai lầm lịch sử của các nước khác???), cơn sốt chứng khoán và bất động sản ở Nhật… kể cả cuộc siêu khủng hoảng do bong bóng dot-com gây ra hồi đầu thế kỷ này cũng được nhắc đến.
Tôi đọc phần này mà thấy tức cười vô cùng. Dân mình hay bị chê vì “tâm lý đám đông”, “tâm lý bầy đàn” nên bị bọn Tây nó dẫn dắt. Thế nhưng nếu lật lại lịch sự thì bọn Tây lại còn “bầy đàn” hơn cả mình nữa, dù là Tây cổ đại, hiện đại, Tây chuyên gia tài chính, Tây trí thức, Tây trọc phú, Tây nông dân, Tây bình dân… Mà không chỉ Tây, cả bọn Nhật vốn được khen là tính toán cẩn thận cũng “bầy đàn” nốt. Vì vậy những ai nghĩ rằng thị trường ở Việt Nam vô cùng nguy hiểm và không “tốt” bằng thị trường nước ngoài vì dân mình còn “bầy đàn” quá thì nên đọc kỹ cuốn sách này. “Bầy đàn” không phải là thuộc tính của người Việt Nam, mà là thuộc tính của con người. Tây, ta, Nhật, Tàu,… đều là người; mà những hỉ, nộ, ái, ố của con người thì hàng ngàn năm qua vẫn chưa bao giờ thay đổi.
Phần “lịch sử của thế giới đầu tư” này khá hấp dẫn và dễ hiểu, nó cũng giúp cho người đọc có hứng thú ngay từ đầu để ngốn hết phần còn lại của cuốn sách này (khá dày).

*****
Ở phần 2, tác giả trình bày chi tiết về những phương pháp đầu tư phổ biến nhất. Đầu tiên là 2 trường phái kinh điển: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Đối với mỗi phương pháp, tác giả nêu ra định nghĩa, cơ sở lý luận để sử dụng, một số ứng dụng cụ thể,… Thật ra những kiến thức này có thể tìm thấy ở bất kỳ cuốn sách nào khác về đầu tư, cho nên tác giả cũng không dành quá nhiều thời gian để trình bày về những nội dung đó.
Tuy vậy, điểm khác biệt của cuốn sách này là tác giả đưa ra rất nhiều số liệu cụ thể để dẫn chứng cho tính hiệu quả/không hiệu quả của từng trường phái. Kết quả khảo sát về lợi nhuận của các quỹ đầu tư chuyên nghiệp qua nhiều giai đoạn, của các cá nhân kiệt xuất,… Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra những lý giải cho từng số liệu và dẫn chứng.
Ở cuối phần 2 thì tác giả kết luận:
  • Phân tích kỹ thuật: mặc dù trông có vẻ rất “quyến rũ” và vô cùng “chuyên nghiệp”, nhưng thực tế thì phân tích kỹ thuật hoàn toàn vô dụng. Tác giả, bằng số liệu và dẫn chứng cụ thể của mình cũng như từ những công trình nghiên cứu khác, cho rằng chẳng có ai có thể kiếm lời bằng phân tích kỹ thuật cả, ngoại trừ chính những tổ chức/cá nhân chuyên bán sách, đồ thị,… phục vụ cho người muốn tìm hiểu về trường phái này.
  • Phân tích cơ bản: phần lớn các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp ở Wall Street đều dùng phương pháp này. Tác giả cũng cho rằng mặc dù có một số trường hợp thành công, nhưng nhìn chung thì kết quả do phân tích cơ bản đem lại cũng không ấn tượng như mọi người hình dung.
Những ai luôn tưởng tượng ra rằng mọi thứ ở Wall Street đều “ghê gớm” lắm (chủ yếu do xem phim hoặc đọc báo lá cải cố tình dựng lên những kết quả siêu việt, bộ óc siêu việt, con người siêu việt) thì nên xem qua phần này. Những số liệu đầy đủ cùng với cách trình bày hóm hỉnh của tác giả sẽ giúp bạn có cái nhìn khác hơn về thế giới đầu tư chuyên nghiệp .
*****
Nếu cả hai phương pháp đầu tư kinh điển nhất đều không tốt, vậy theo tác giả thì phương pháp nào tốt hơn. Ở phần 3, tác giả giới thiệu với người đọc một trường phái mới: những lý thuyết đầu tư hiện đại. Phần lớn những cuốn sách đã xuất bản ở Việt Nam, cũng như các khóa học về đầu tư chứng khoán đều không đề cập đến trường phái này. Điều đó khiến cho rất nhiều người ở Việt Nam hiểu lầm rằng chỉ có 2 trường phái đầu tư duy nhất là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
Nói nôm na thì ngoài 2 trường phái đầu tư kinh điển trên, giới “hàn lâm” còn đề ra một số phương pháp khác để giúp đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Đơn giản nhất là lý thuyết về quản lý danh mục. Khi theo trường phái này, bạn không cần phải phân tích hoạt động kinh doanh hoặc tình hình tài chính của từng công ty (phân tích cơ bản), cũng không cần đọc đồ thị mô tả giá cả và khối lượng giao dịch (phân tích kỹ thuật), mà bạn sẽ xác định một vài tham số quan trọng, rồi dựa trên một số mô hình tính toán (khá phức tạp) để đưa ra quyết định đầu tư đúng nhất.
Vì cuốn sách này được viết cho đông đảo bạn đọc, nên tác giả đã cố gắng giải thích ý nghĩa của một số mô hình tiêu biểu, kèm theo cách ứng dụng. Bạn có thể an tâm đọc và hiểu phần này ngon lành, vì ngay cả người dốt toán như tôi mà còn lĩnh hội được mà  .
Đọc xong phần 3 này thì bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của tiêu đề cuốn sách (vì sao gọi là Bước đi ngẫu nhiên?). Sở dĩ tác giả “chê” các trường phái đầu tư khác là bởi vì ông chính là người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Theory). Một số ý tưởng chính của lý thuyết này là:
  • Thị giá của từng cổ phiếu (cũng như của toàn thị trường) hoàn toàn ngẫu nhiên, vì vậy mọi cố gắng nghiên cứu những “đường” biến động giá trong quá khứ để dự đoán giá trong tương lai (phân tích kỹ thuật) là hoàn toàn vô nghĩa.
  • Mọi thông tin liên quan đến một công ty (lợi nhuận, kỳ vọng tương lai, tài chính,…) đều đã được mọi người trên thị trường nắm bắt và phân tích kỹ, vì vậy thị giá hiện tại luôn phản ánh hết mọi thông tin đó. Nói cách khác, thị trường luôn luôn hiệu quả trong việc định giá một cổ phiếu. Mọi cố gắng tìm ra sự khác biệt nhất thời giữa thị giá và giá trị (phân tích cơ bản) là vô nghĩa.
Nói chung những ai đã/đang tìm hiểu về đầu tư đều cảm thấy rất khó “nuốt” cái lý thuyết trên. Những người vừa thắng đậm (hoặc thua đậm) nhờ cổ phiếu trong thời gian qua chắc cũng sẽ thấy vậy. Nhưng mà những nhà khoa học có lý do của họ. Và thực tế diễn ra đã chứng minh họ phần nào đúng.  Dù bạn tin vào lý thuyết này hay không thì bạn vẫn nên hiểu qua nó; tốt nhất là bằng cách đọc cuốn sách rất dễ hiểu này.
*****
Phần thứ 4, cũng là phần cuối cùng, là phần “thực hành”. Đã đến lúc bạn vận dụng tất cả hiểu biết của mình để thực sự kiếm tiền. Dĩ nhiên, cũng nên nhìn lại những trường phái đầu tư mà cuốn sách đã giới thiệu qua. Tôi tự lập ra cái sơ đồ sau đây để các bạn dễ hình dung.
Như bạn thấy trong hình, ngoài 2 trường phái đầu tư kinh điển thì còn 2 trường phái khác nữa. Lý thuyết đầu tư hiện đại thì đã nói sơ qua ở trên rồi. Còn trường phái quỹ đầu tư là trường phái gì!?? Thật ra chẳng phải là gì ghê gớm cả, mà đó là trường phái do tôi tạm đặt tên cho dễ hiểu vậy thôi.  Nếu bạn không biết phân tích cơ bản, không biết phân tích kỹ thuật, cũng không biết nốt về những lý thuyết mới, vậy bạn có đầu tư hiệu quả được không? Dĩ nhiên là vẫn được, bằng cách bỏ tiền cho các quỹ đầu tư khác kiếm tiền dùm bạn.
Khi học “trường phái” đầu tư này, bạn sẽ biết cách đánh giá đâu là một quỹ đầu tư tốt (thay vì đâu là công ty hoặc thời điểm tốt để đầu tư), đánh giá người quản lý quỹ (trung thực, tài năng, kinh nghiệm,…), các chi phí phải trả cho quỹ,… Từ đó bạn sẽ chọn ra được nơi tốt nhất để bỏ tiền vào trong đó. Việc còn lại là để quỹ đầu tư lo.

Tôi cũng rất ngạc nhiên là ở Việt Nam chẳng có ai/nơi nào dạy về “trường phái” này cả, mặc dù theo tôi nghĩ đây là “trường phái” phù hợp với phần lớn mọi người, cá nhân lẫn như tổ chức. Hy vọng sau khi hàng loạt các quỹ đầu tư và các công ty quản lý quỹ mọc ra như nấm thì “trường phái” này sẽ có đất để dụng võ.
Tác giả cuốn sách cũng dành khá nhiều thời gian để trình bày về “trường phái” đầu tư này. Mà quỹ đầu tư cũng có nhiều loại: quỹ đóng hoặc quỹ mở (tất cả các quỹ ở Việt Nam đều là quỹ đóng, hiện nay chưa có quỹ mở). quỹ chủ động hoặc bị động. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể đoán ra ngay tác giả ủng hộ loại quỹ nào. Là một người tin tưởng vào lý thuyết thị trường hiệu quả, tác giả tin rằng cách tốt nhất để đầu tư là mua và nắm giữ trong một thời gian dài chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư chỉ số (index-fund).
Mặc dù vậy, những ai không muốn lựa chọn các index fund thì cũng có thể tìm được rất nhiều lời khuyên bổ ích trong việc lựa chọn quỹ đầu tư cho mình.
Ở những chương cuối cùng, tác giả giới thiệu từng bước cụ thể cho người đọc bắt đầu kế hoạch đầu tư của mình. Chỉ tiếc rằng một số thông tin chỉ phù hợp với điều kiện nước Mỹ, còn ở Việt Nam thì có thể phải được điều chỉnh thì mới áp dụng được. Một số nội dung chủ yếu:
  • Nên lựa chọn phương tiện đầu tư nào: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng, ngoại tệ, tiền mặt, đồ cổ quý hiếm,…? Tác giả giới thiệu qua từng loại hình đầu tư, rủi ro, và đưa ra đề nghị rằng nên đầu tư vào nhiều loại hình khác nhau cùng một lúc, trong đó quan trọng nhất là cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản.
  • Trước khi đầu tư thì bạn nên sở hữu được một căn nhà để mình có thể an cư cái đã. 
  • Cũng cần phải mua bảo hiểm phù hợp với điều kiện bản thân trước khi nghĩ đến chuyện kiếm tiền nhờ đầu tư.
  • Tự đánh giá mức chịu đựng rủi ro (risk tolerance) mà bạn có thể chấp nhận. Tác giả đưa ra một số bài kiểm tra khá hay để bạn tự đánh giá sức chịu đựng của mình: ví dụ bạn có thể thoải mái nếu danh mục đầu tư của mình biến động +/- 20% trong một năm được không. Tôi nghĩ nếu có ai đó thiết kế ra được các bài kiểm tra dành cho người Việt thì thật tuyệt vời. 
  • Cách xây dựng danh mục đầu tư để phù hợp với mức chịu đựng rủi ro mà bạn đã xác định ở trên. Dĩ nhiên danh mục còn tùy thuộc vào kỳ vọng lợi nhuận, tuổi tác, khả năng thu nhập,… của bạn. Tất cả các yêu tố quan trọng đó đều được tác giả trình bày kỹ càng.
  • Cách chọn các quỹ đầu tư đáng tin cậy và chi phí thấp. Nên kết hợp với cách đầu tư bình quân giá (vd: mỗi tháng tự động dành ra 30% thu nhập để đầu tư vào quỹ).
Tôi nghĩ những thông tin như trên chính là điều mà rất nhiều bạn đọc ở Việt Nam mong muốn tìm hiểu. Tiếc thay nhu cầu đó chưa được thỏa mãn tốt. Những cuốn sách “hot” nhất về đầu tư hoặc tài chính cá nhân thì toàn nói chuyện cao siêu hoặc giật gân, những khóa học chứng khoán thì lại càng không, còn những chuyên viên tư vấn về đầu tư hoặc bảo hiểm thì càng nguy hiểm hơn nữa (những ai bị môi giới bảo hiểm đeo bám và tư vấn thì đã biết rồi đấy  )
Đánh giá chung về cuốn sách
Ưu điểm:
  • Nội dung phong phú, đầy đủ mọi thứ mà một nhà đầu tư, dù cá nhân hoặc tổ chức, đều cần biết đến.
  • Trình bày đơn giản, dễ hiểu.
  • Nhiều số liệu dẫn chứng cụ thể.
  • Sách được chia thành từng phần rõ ràng, dễ nắm bắt.
  • Giới thiệu những kiến thức vô cùng cơ bản và cần thiết nhưng phần lớn mọi người lại chưa biết đến.
  • Những người đã có kinh nghiệm ít nhiều về đầu tư cũng có thể học được rất nhiều: hệ thống hóa lại kiến thức, tự đánh giá lại những mặt mạnh/yếu của các phương pháp đầu tư,…
Khuyết điểm:
  • Tác giả “bênh” lý thuyết thị trường hiệu quả và quỹ đầu tư chỉ số khá “lộ” ở một số đoạn.
  • Cuốn sách này chưa có bản dịch tiếng Việt.
  • Nếu có bản dịch thì e rằng đó không phải là bản dịch tốt, vì có rất nhiều nội dung cần phải được chỉnh sửa thì người đọc mới hiểu và vận dụng được ở Việt Nam. Nếu cố học giả Nguyễn Hiến Lê tái thế thì thật là mừng cho nhà đầu tư Việt Nam biết mấy.  
------
(Hết-ST)

Những cuốn sách học làm giàu hay nhất (P.1)

Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu cho bạn những bí kíp nổi tiếng nhất trên thế giới, kèm theo phân loại cho từng bí kíp để bạn dễ luyện công hơn.

Nhưng luyện xong mấy cuốn bí kíp này thì có thể đầu tư thành công được không?
Trước tiên, phải thừa nhận rằng hiện nay (ở Việt Nam) chẳng có mấy người đọc sách để học cách đầu tư. Lý do đơn giản nhất mà họ đưa ra là: nếu đọc sách mà có thể kiếm tiền được thì ai cũng giàu có cả rồi. Hơn nữa, những gì sách dạy chưa chắc mình có thể hiểu được, mà có hiểu được thì chưa chắc áp dụng được ở Việt Nam.
Suy nghĩ của tôi rất khác và rất đơn giản. Nếu bạn muốn đầu tư thành công hơn mọi người, bạn cần có một chiến lược đầu tư:
  1. Tốt nhất và tin cậy nhất để có thể thực hiện theo nó.
  2. Và đồng thời những người khác chưa biết đến chiến lược đầu tư đó. Dù bạn có luyện được Như Lai Thần Chưởng nhưng tất cả mọi người, từ cô hàng phở cho đến lão nông dân, cũng đã luyện xong rồi thì bạn không thể nào trở thành Minh chủ võ lâm được.
Bởi vậy cho nên luyện đầu tư bằng cách đọc sách có thể sẽ giúp bạn đầu tư thành công vượt bậc ở Việt Nam là vì:
  1. Học được những nguyên lý, chiến lược, và kinh nghiệm đầu tư thành công được đúc kết qua bao nhiêu thế hệ. Còn chuyện có thể áp dụng được ở Việt Nam hay không thì mời bạn… đọc hết bài viết này rồi mình sẽ bàn đến nó ở phần cuối 
  2. Những “tuyệt chiêu” này chưa có nhiều người biết đến ở Việt Nam, bởi vì có rất ít người đã đọc những cuốn sách đó. 
Tôi còn nhớ rõ thời điểm đầu tiên khi tôi làm quen với đầu tư chứng khoán, tôi có hỏi một số người dày dạn kinh nghiệm rằng: “nên đọc sách nào trước tiên?”. Đa số đều khuyên tôi rằng đọc sách làm gì cho mệt, với lại có mấy ai chịu đọc đâu mà vẫn thành công. Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy rằng đó là lời khuyên có ý nghĩa nhất (“đừng học đầu tư bằng cách đọc sách”) dành cho tôi. Dĩ nhiên, tôi nghe lời khuyên đó, nhưng nghe xong thì tôi làm ngược lại.

A/ Những cuốn sách giúp truyền “lửa”
Bước đầu tiên để học đầu tư là phải có “lửa” cái đã. Bạn phải hiểu vì sao phải đầu tư, phải hiểu muốn giàu có thì cần những gì, phải hiểu mình thực sự có khao khát làm giàu bằng đầu tư hay không,… Cuốn “Thép đã tôi thế đấy” làm bừng cháy ngọn lửa cống hiến cho thế hệ trẻ như thế nào thì những cuốn sách này cũng giúp cho nhà đầu tư như thế đấy.

richdadpoordad.jpgrichestmanbabylon.jpgthinkandgrowrich.jpg

1) Rich Dad Poor Dad (Cha giàu Cha nghèo)
Có lẽ không cần phải giới thiệu nhiều về cuốn sách này nữa. Dù nghĩ rằng nó chưa hẳn là cuốn sách tốt, tôi vẫn thường hay giới thiệu cuốn sách này cho những ai đang đau đáu nỗi niềm làm giàu nhưng chưa biết bắt đầu ra sao. Ai đọc xong cuốn sách rồi cũng đều thấy lửa bừng cháy trong người, và tin rằng đã đến lúc cuộc đời của mình phải đi theo một lối mới.


Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn chưa đọc cuốn sách này thì có thể mua bản dịch tiếng Việt ở bất kỳ tiệm sách nào gần nhà, đọc phân nửa cuốn đầu tiên rồi thôi. Phân nửa còn lại không nên đọc làm gì. Những tập sau đó trong loạt sách Cha giàu Cha nghèo cũng không nên đọc, nếu lỡ đọc rồi thì nên quên đi. Robert Kiyosaki, tác giả cuốn sách, đã quá lạm dụng thành công của phần đầu để nhai đi nhai lại một bài quen thuộc trong các phần tiếp theo đến phát ngán.

2) The Richest Man in Babylon (Người giàu nhất Babylon)
Đây là cuốn sách tuyệt vời nhất để hướng dẫn cho bạn những nguyên tắc cơ bản nhất về đầu tư và làm giàu. Ngay cả cuốn Cha giàu Cha nghèo, cũng như những sách nổi tiếng khác cùng thể loại, đều dựa vào những nội dung chính của cuốn Người giàu nhất Babylon. Tôi nghĩ đọc Người giàu nhất Babylon vẫn thích hơn vì:
  • Ngắn gọn hơn (chỉ khoảng hơn 100 trang khổ vừa).
  • Viết đơn giản và sâu sắc hơn: cách dẫn dắt giống như chuyện ngụ ngôn giúp thằng em của tôi - người chưa bao giờ đọc một cuốn sách nào quá 50 trang trừ khi là truyện tranh - có thể ngốn hết cuốn sách một cách thích thú chỉ trong 1 ngày.
  • Không quá tây (hoặc quá Mỹ). Những cuốn sách kiểu như Cha giàu Cha nghèo liên quan rất nhiều đến cuộc sống bên Mỹ, nên bạn đọc người Việt không nạp được một số điểm chính. Cuốn Người giàu nhất Babylon không bị hạn chế này.
  • Rất tâm huyết. Tác giả viết cuốn sách để giúp bạn đọc biết cách làm giàu đúng đắn, còn hầu hết những cuốn sách còn lại được các tác giả khác viết để kiếm tiền cho chính họ từ việc bán sách.
  • Và cuối cùng, đã có bản tiếng Việt và chất lượng cũng khá tốt.
Sau này khi tôi có con cái, một trong những cuốn sách đầu tiên mà tôi muốn chúng đọc qua chính là cuốn sách này. Dĩ nhiên, nếu ai đó muốn hỏi tôi bước đầu tiên để biết cách làm giàu cho bản thân là gì, tôi cũng sẽ không ngần ngại giới thiệu ngay cuốn Người giàu nhất Babylon cho họ.

3) Think And Grow Rich (Suy nghĩ và làm giàu)
Tựa sách đã nói lên tất cả. Được xuất bản năm 1937, cuốn sách của Napoleon Hill tổng hợp quá trình nghiên cứu, phỏng vấn trong suốt hơn 20 năm đối với những người giàu nhất đương thời (ở nước Mỹ), trong đó nổi bật nhất là: vua thép Carnegie, Henry Ford (người sáng lập ra hãng xe Ford), Thomas Edison (nhà phát minh vĩ đại), King Gillette (sáng lập hãng Gillette)… Tác giả cố gắng tìm ra những điểm chung nhất của những người giàu nhất này, rồi từ đó đúc kết lại điểm mấu chốt: điều quan trọng nhất giúp những người này trở nên giàu có là vì họ có suy nghĩ hoàn toàn khác với những người luôn phải vật lột với sự nghèo khó.
Cụ thể, những người giàu nhất giống nhau ở 13 điểm, được thể hiện thành 13 chương trong cuốn sách (và tác giả cũng nhận định rằng đó chính là 13 bước để thay đổi suy nghĩ nếu bạn muốn làm giàu): có khát khao mãnh liệt, niềm tin mạnh mẽ, tự kỷ ám thị (tự thấy được mình đã sở hữu hoặc đạt được mục tiêu mình đang phấn đấu, luôn ám ảnh vì nó), trí tưởng tượng, tính kiên trì, quyết đoán,…
Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên nêu lên quan điểm: vũ khí đầu tiên, và cũng là quan trọng nhất, của một người khi muốn làm giàu (về tiền bạc, kiến thức,…) là phải trang bị những suy nghĩ đúng đắn. Suy nghĩ của ta sẽ quyết định tất cả. Trước đó, quan điểm phổ biến trong “dân gian” là sự thành bại của con người do số phận quyết định, hoặc do xã hội hoàn toàn chi phối,… Về sau này, những cuốn sách dạng phát triển bản thân nổi tiếng khác (như 7 thói quen của người thành đạt, Bí mật của hạnh phúc, Pho mát của tôi đâu rồi,…) đều dựa trên những ý chính của cuốn sách này.
Mặc dù đã có nhiều cuốn sách hay về đề tài tương tự xuất bản về sau nay, nhưng tôi cho rằng cuốn Suy nghĩ và làm giàu vẫn giữ ví trí số 1. Không có cuốn sách nào nêu mọi khía cạnh của đề tài một cách súc tích và chặt chẽ bằng, và không có cuốn sách nào có thể truyền “lửa” mạnh mẽ bằng cuốn sách này. Chỉ cần đọc qua chương đầu tiên là bất kỳ ai cũng sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cuối cùng, tôi chọn cuốn sách này ở vị trí số 1 là vì nó là sách cổ, thuộc hàng kinh điển, món mà tôi bao giờ cũng thích nhất. 
Ngoài ra, nếu bạn đã đọc xong sách mà vẫn không thể áp dụng được hết những nguyên tắc được nêu trong đó, cũng đừng thất vọng hoặc bất mãn. Có 2 điều tốt ở đây:
  1. Bạn hiểu rõ mình không thuộc tuýp người có thể làm giàu (về tiền bạc). Có những nguyên tắc thành công thuộc về bản năng của con người, có người có và có người không có, vì vậy có người đã làm giàu được và có người đã không làm giàu được. Bạn sẽ sớm phát hiện ra có một số nguyên tắc làm giàu, dù rất đúng đắn, nhưng bạn sẽ không thể nào tự “luyện” được. Hiểu được điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được bao nhiêu thời gian cho cuộc sống của mình, đồng thời cũng giúp bạn biết tập trung khai thác những điểm mạnh mà mình sẵn có.
  2. Sau khi đọc sách, bạn biết cách nhìn nhận ai là người biết cách làm giàu, và rồi cứ việc đầu tư cho người đó.  Bản thân tôi tự thấy mình thiếu rất nhiều điểm cơ bản mà những người giàu có nhất phải có, nhưng tôi chẳng thấy làm buồn. Tôi đi tìm những người có sẵn những tố chất đó (sở hữu đầy đủ 13 nguyên tắc của Napoleon Hill chẳng hạn); hoặc là tôi cùng với người đó làm ăn, hoặc là tôi giao luôn tiền cho người đó tự kinh doanh rồi trả phần tiền lời lại cho tôi.
Cuốn sách này đã thành công trong việc hệ thống hóa lại những nguyên tắc giúp cho con người có thể tự làm giàu. Nhưng không giống như tác giả, tôi cho rằng không phải ai cũng có thể tự “luyện” để sở hữu được các nguyên tắc đó. Dù vậy, điểm hạn chế này của cuốn sách có thể được xóa bỏ nếu như người đọc có cái nhìn thoáng hơn, theo 2 điểm tôi đã nêu ở trên chẳng hạn.
Ngoài ra còn một điểm trừ nữa. Tôi chưa tìm được bản dịch tiếng Việt có chất lượng tốt cho cuốn sách này. Thật đáng tiếc.

B/ Những cuốn sách về trường phái đầu tư bị động
Đừng bị chữ “bị động” đánh lừa bạn. Trường phái đầu tư này không hề buồn chán như cái tên của nó. Ngược lại là đằng khác. Sau khi đã được truyền lửa, bước kế tiếp bạn cần làm là tìm hiểu cụ thể về nghệ thuật đầu tư và làm giàu. Cái đầu tiên cần học là trường phái đầu tư bị động.
Tôi tạm cắt ngang một chút để hỏi bạn 2 câu cực kỳ quan trọng như sau:
  1. Theo bạn thì sữa mẹ và sữa bột cái nào tốt hơn cho em bé?
  2. Nếu có em bé thì bạn cho em bé bú sữa mẹ hay sữa bột?
Lúc chưa có em bé thì ai cũng cho rằng sữa mẹ tốt hơn, và nên cho em bé (nếu có) uống sữa mẹ. Còn khi đã có em bé thì mọi người sẽ lại tin rằng sữa bột tốt hơn, và nên mua càng nhiều sữa bột (và chọn loại càng đắt) cho bé càng tốt. Ngạc nhiên chưa?
Sự thật thì sữa mẹ luôn là lựa chọn tốt nhất dành cho em bé. Sữa mẹ bảo đảm dinh dưỡng, tạo kháng thể cần thiết cho bé, lại còn miễn phí nữa. Thế thì tại sao mọi người lại chọn sữa bột?
Lý do đơn giản nhất là ta không thể (hay rất khó có thể) kinh doanh sữa mẹ. Chẳng ai có thể kiếm nhiều tiền bằng cách bán sữa mẹ cho nhiều người. Vì vậy chẳng ai có thể dùng tiền làm quảng cáo để tác động mạnh đến tâm lý sử dụng của các cha mẹ (có khi nào Vinamilk sẽ quảng cáo sản phẩm mới: sữa mẹ tươi 100% nguyên chất??!!). Ngược lại, sữa bột lại là “bầu sữa” vô tận cho những người kinh doanh (và cả một số bác sĩ đặt y đức thấp hơn cái “bầu sữa” đó). Thế là, tất cả các bậc cha mẹ đều bị tấn công dồn dập bởi bao nhiêu là quảng cáo, lời khuyên, bí quyết… liên quan đến lợi ích của sữa bột. Hơn nữa, hầu như cha mẹ nào cũng có tiền (ngay cả cha mẹ nghèo đến thế nào cũng luôn có tiền-dành-cho-con-cái của mình), và cha mẹ nào lại chẳng có tình thương cho con. Cuối cùng thì họ cũng tin rằng sữa bột thực sự tốt hơn sữa mẹ.
Trở lại với đầu tư. Các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, trường đào tạo chứng khoán… đều sẽ chẳng kiếm được nhiều tiền nếu mọi người chọn cách đầu tư bị động. Họ cần tất cả nhà đầu tư chơi một cách tích cực: mua đi bán lại thật nhiều, sử dụng nhiều dịch vụ phân tích, tư vấn… để họ có thể thu phí . Mà chuyện đầu tư (cổ phiếu chẳng hạn) thì không dễ hiểu như chuyện bú sữa mẹ, cho nên chiến lược tiếp thị của họ rất đơn giản: lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư, họ cứ ra sức tạo cho nhà đầu tư cảm giác rằng muốn thành công thì cần phải biết nhiều thứ, sử dụng nhiều thứ… vì đầu tư rất phức tạp, rất nguy hiểm, nhiều cạm bẫy, chỉ có những người chuyên nghiệp mới thắng,… vân vân và vân vân…
Hầu như ai trong chúng ta vừa sinh ra là đã được bú sữa mẹ, nên tôi nghĩ không cần phải thuyết phục bạn thêm về lợi ích của nó nữa. Tuy nhiên, không có ai trong chúng ta vừa sinh ra là đã biết đến đầu tư, cho nên chúng ta cần những cuốn sách trong nhóm này để hiểu:
Nếu không biết cách đầu tư chuyên nghiệp, mà thay vào đó chỉ biết chơi bị động nương theo thị trường, thì có thể thành công hay không?
(Tương tự, nếu không uống sữa bột, mà thay vào đó chỉ uống sữa mẹ sẵn có, thì có thành công hay không?)
Hầu như mọi khóa học về đầu tư-tài chính hiện nay chỉ tập trung vào những phần “chuyên nghiệp”, “hiện đại” (phần sữa bột) trong nghệ thuật đầu tư, chứ không hề đề cập đến phần “bị động” (phần sữa mẹ) như là những kiến thức cơ bản nhất nếu như ai đó muốn đầu tư.
Bất kỳ cha mẹ nào cũng cần hiểu rõ lợi ích của sữa mẹ trước khi muốn học cách chăm sóc em bé. Khi đã hiểu rõ những lợi ích này, có thể họ sẽ thấy rằng không cần thiết phải bỏ tiền và thời gian để mua thêm sữa bột nữa. Cho dù họ có quyết định mua thêm sữa bột, họ sẽ biết cách cân nhắc xem nó có đáng hay không.
Và đây là 3 cuốn sách nên đọc trong nhóm này:

A Random Walk Down Wall Street The Intelligent Asset Allocator Common Sense on Mutual Funds

Sau khi đọc xong 3 cuốn sách này, bạn sẽ thực sự bước vào thế giới đầu tư. Tôi biết rất nhiều người đã đọc xong một số sách thuộc nhóm A (ví dụ như cuốn Cha giàu Cha nghèo). Họ thấy rằng mình đã hiểu ra nhiều điều, và cần thay đổi, nhưng rồi một thời gian sau lại thấy thất vọng vì mình vẫn bị “mắc kẹt” như trước. Đó là vì những cuốn trong nhóm A là cần thiết, nhưng chỉ là bước tạo đà thôi. Đọc xong sách trong nhóm B mới thực sự đưa bạn vào thế giới đầu tư.

Đọc sách trong nhóm A giống như bạn vừa xem xong cuốn phim Cú nhảy cuối cùng (của Hàn Quốc). Bạn sẽ thấy yêu thích môn bóng rổ đến lạ kỳ. Còn đọc xong sách trong nhóm B giống như bạn vừa trải qua một khóa học cơ bản với những huấn luận viên bóng rổ hàng đầu vậy. Bạn sẽ biết cần làm gì cụ thể để trở thành vận động viên xuất sắc, hoặc có khi bạn sẽ hiểu liệu mình có thể chơi bóng rổ giỏi hay không.

-------

The Intelligent Investor - Benjamin Graham (P.3)

Những suy nghĩ rất buồn cười về giá trị cổ phiếu ở Việt Nam
Hằng ngày, khi đọc báo, theo dõi diễn đàn trên mạng, nghe những người xung quanh nói chuyện về chứng khoán, tôi không khỏi thấy buồn cười về một số ngộ nhận liên quan đến thị giá và giá trị của cổ phiếu. Ở đây tôi xin nêu ra một số trường hợp vui nhất.

Ngộ nhận 1: giá trị không có ý nghĩa gì hết
Phần trước tôi đã nói sơ về ngộ nhận này, bây giờ xin lấy ví dụ hài hước nhất mà tôi từng được biết.
Khi mua một món hàng nào đó, người Việt mình sẽ ào vào mua nếu như thị giá nó đột ngột giảm (chẳng hạn như nhờ khuyến mãi), ngoài ra không cần tìm hiểu gì thêm.
Nhưng đối với cổ phiếu (và đô la, vàng) thì hơi khác. Đầu tiên, mọi người sẽ lao vào mua khi thị giá nó tăng (chẳng phải đồng nghiệp của bạn từng thúc giục bạn nhanh nhanh mua cổ phiếu vì giá cổ phiếu đang lên đó sao?). Đến khi phần lớn cổ phiếu đã có giá cao và khó mua, mọi người sẽ lao đi tìm mua những cổ phiếu mới (thường là trên thị trường OTC) có giá còn thấp. Ngoài ra không cần tìm hiểu gì thêm. Cứ có ai nhanh chân mua trước thì được gọi là nhà đầu tư lão luyện.
Ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp một (giá cao) là cổ phiếu PVD, cho trường hợp hai (giá thấp) là BBT.
Để hiểu điều hài hước ở 2 cổ phiếu này, trước tiên bạn cần biết về chỉ số PE. Chỉ số PE của một cổ phiếu chính là tỉ số giữa thị giá và lợi nhuận của công ty phát hành cổ phiếu trong 1 năm. Ví dụ, trong năm vừa qua công ty X thu được lợi nhuận là 1 ngàn đồng trên mỗi cổ phiếu, hiện nay trên thị trường thì cổ phiếu X có thị giá là 12 ngàn đồng, khi đó ta nói PE của X là 12 (=12 ngàn/1 ngàn).
Hay nói cách khác, bạn bỏ ra 12 đồng để có được 1 đồng lợi nhuận mỗi năm khi sở hữu cổ phiếu X. Nếu công ty X vẫn giữ vững tốc độ lợi nhuận như hiện nay, thì sau 12 năm xem như bạn thu hồi lại được số tiền ban đầu.
Cổ phiếu PVD từng có thời điểm có PE=328. Tôi không thể nào hiểu nổi tại sao lại có người chịu bỏ tiền ra mua cổ phiếu có PE=328. Ngay cả cổ phiếu của Google, dù được rất nhiều người săn đón và nhiều người đánh giá rằng đã bị kỳ vọng quá cao, cũng chỉ có PE khoảng 60. Nếu bạn mua PVD với PE=328, và nếu vẫn giữ mức lợi nhuận hằng năm như hiện nay, PVD cần kinh doanh khoảng 328 năm nữa để bạn có thể xem như gỡ lại vốn. Ba trăm hai mươi tám năm! Nếu bạn chưa thể hình dung nổi nó dài thế nào, thì cứ nghĩ thế này: cách đây 328 năm thì ngay cả đất Sài Gòn cũng chưa được hình thành!
Còn BBT (Bông Bạch Tuyết) thì sao? Cách đây gần một năm, thị giá của BBT chỉ có khoảng mười mấy ngàn đồng. Bạn thấy rẻ quá rồi phải không? Nhưng nếu đem lợi nhuận còm cõi của BBT mà đem chia cho thị giá đó, thì PE của BBT ở mức trên 100. Vâng, cần trên 100 năm để BBT gỡ lại vốn cho bạn.
Chỉ có cách duy nhất lý giải cho mức PE > 100 một cách hợp lý là về lâu dài lợi nhuận của BBT phải tăng trưởng mạnh mẽ hơn hiện tại. Khi đó quãng thời gian 100 năm có thể chỉ còn rút xuống còn 10-20 năm (lúc đó thị giá của BBT chắc chắn sẽ cao hơn). Làm thế nào BBT tăng lợi nhuận mạnh mẽ? Bằng cách bán nhiều băng vệ sinh hơn? Để tìm hiểu khả năng đó, thay vì bỏ hết thời gian đọc các bản báo cáo tài chính, bạn nên dành ít thời gian quý báu chạy đến các siêu thị, cửa hàng tạp hóa ở Sài Gòn. Thử đếm xem bạn tìm được bao nhiêu điểm bán sản phẩm của BBT. Theo tôi được biết thì băng vệ sinh của BBT ngày càng trôi dạt ra xa Sài Gòn, muốn tìm thấy thì phải đến các điểm bán ở tỉnh khác. Cứ mỗi năm thì chúng lại trôi dạt ra xa hơn, và ít điểm bán hơn. Tôi đoán rằng những người mua BBT (mua cổ phiếu, chứ không phải mua băng vệ sinh) khi PE>100 đều là những người đàn ông khờ khạo. Phần lớn phụ nữ ở Sài Gòn đều không mua cả cổ phiếu lẫn băng vệ sinh của BBT. 
Ngộ nhận 2: Mệnh giá chính là giá trị của cổ phiếu
Rất nhiều báo chí thường hay đựa tin về chứng khoán như sau:
“Cổ phiếu X (mệnh giá 10 ngàn đông/cổ phiếu) hiện nay đã có thị giá là 200,000 đồng/cổ phiếu, tức là gấp 20 mệnh giá. Ông Z, chuyên gia chứng khoán của công ty Y. cho rằng thị giá của X đã vượt quá giá trị thực. Nhà đầu tư nên cẩn thận…”
Đọc xong đúng là tôi thấy mình cần phải cẩn thận. Nhưng không phải cẩn thận với cổ phiếu X, mà là cẩn thận với ông Z gì đó. Theo như cách nói của ông Z thì mệnh giá chính là giá trị của cổ phiếu, có phải vậy không?
Tôi sẽ lấy một ví dụ đơn giản. Giả sử hồi đầu năm tôi thành lập công ty cổ phần HAVILO (Hột Vịt Lộn) với số vốn 100 triệu đồng. Để có được số tiền đó, tôi vay ngân hàng 40 triệu, đồng thời huy động từ người quen được 60 triệu đồng còn lại bằng hình thức phát hành 6,000 cổ phiếu với mệnh giá 10,000 đồng (60 triệu = 6,000 x 10,000). Giả sử những cổ đông đó đồng ý gốp vốn đúng bằng mệnh giá.
Như vậy ở thời điểm thành lập bản cân đối kế toán của HAVILO như sau:
Tài sản
100
+ Tiền mặt
100
Nợ phải trả
40
+ Vay ngân hàng
40
Vốn chủ sở hữu
60
+ Vốn đầu tư
60
Bảng 1 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
Rất dễ hiểu phải không: Tài sản = Nợ + Vốn.
Vì bản tính rất lười biếng, tôi quyết định không dùng 100 triệu tiền mặt kinh doanh gì cả, mà đem hết đi mua cổ phiếu SJS lúc nó có thị giá là 100,000 đồng/cổ phiếu. May mắn thay, chỉ vài tháng sau thị giá của SJS tăng lên 1,600,000 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh sau khi chia tách), và tôi bán hết cổ phiếu SJS của mình. Như vậy 100 triệu ban đầu của tôi đã biến thành 1.6 tỉ, tức là tôi kiếm lời được thêm 1.5 tỉ. Giả sử như công ty HAVILO được ưu đãi không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm nay. 
Khi đó cân đối kế toán của HAVILO sẽ là thế này:
Tài sản
1,600
+ Tiền mặt
1,600
Nợ phải trả
40
+ Vay ngân hàng
40
Vốn chủ sở hữu
1,560
+ Vốn đầu tư
60
+ Lợi nhuận giữ lại
1,500
Bảng 2 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
Bây giờ tôi đố bạn: Mệnh giá của HAVILO bây giờ là bao nhiêu?
Trả lời: vẫn là 10 ngàn đồng/ cổ phiếu (vì Vốn đầu tư vẫn là 60 triệu).
Câu hỏi kế tiếp: Tôi muốn bán cổ phiếu HAVILO cho bạn với giá 50 ngàn đồng/cổ phiếu (gấp 5 lần mệnh giá), bạn có mua không?
Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ mua ngay vì cái giá 50 ngàn là quá hời. Với 1,6 tỉ tiền mặt, cho dù HAVILO có phải ngừng kinh doanh ngay lập tức, trả 40 triệu tiền nợ, thì nó vẫn còn đến hơn 1,5 tỉ để trả lại cho các cổ đông. Nghĩa là mỗi cổ phiếu của HAVILO sẽ là 1.56 tỉ / 6,000 cổ phiếu = 260 ngàn đồng.
Bỏ ra 50 ngàn đồng để sở hữu 260 ngàn đồng tiền mặt, đối với người bình thường thì đó là vụ đầu tư quá hời, nhưng đối với ông Z gì đó thì không hẳn vậy!
Mệnh giá của cổ phiếu đơn giản chỉ là một con số được ấn định lúc góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu ra bên ngoài. Theo thời gian, mệnh giá sẽ khác hẳn so với tình hình thực tế về tài sản và lợi nhuận của công ty đó. Thị giá cao gấp 20 lần mệnh giá không có nghĩa là đắt, mà thị giá chỉ còn bằng 1/10 mệnh giá cũng không có nghĩa là rẻ.
Nếu muốn hiểu rõ hơn giá trị của một công ty, bạn phải nhìn vào cân đối kế toán. Chỉ một con số mệnh giá không thể nói lên được điều gì cả. 
Ngộ nhận 3: Giá sổ sách chính là giá trị của cổ phiếu
Trong kế toán, người ta tính giá sổ sách (Book value – BV) bằng cách:
BV = Vốn chủ sở hữu / số cổ phiếu phát hành
Áp dụng cho bảng 2:
BV = 1.560 tỉ / 6,000 cổ phiếu = 260,000 đồng
Sau phần trình bày ở Ngộ nhận 2, có thể bạn cũng nảy ra ý nghĩ: nếu thị giá thấp hơn so với BV thì có phải cổ phiếu đang rẻ không? Rất nhiều người phân tích giá trị cũng mắc phải sai lầm đó. Thực tế thì BV cũng như mệnh giá, chẳng thể nói lên điều gì về giá trị thực của cổ phiếu cả.
Trong ví dụ ở Bảng 2 thì đúng là khoản đầu tư rất hời, nhưng có trường hợp hoàn toàn ngược lại. Hãy xem ví dụ sau.
Khi đã có 1.6 tỉ tiền mặt, tôi quyết định làm một cú đầu tư điên rồ: chạy ra chợ Nhật Tảo mua vô số máy vi tính siêu cũ (máy XT, màn hình 2 màu đen-xanh, không ổ cứng… chẳng hạn). Vâng, tôi thích chơi ngông như vậy đó. Sau khi mua thì tôi chỉ còn lại 10 triệu đồng tiền mặt. 

Cân đối kế toán của HAVILO lúc này sẽ như sau:
Tài sản
1,600
+ Tiền mặt
10
+ Máy móc thiết bị
1,590
Nợ phải trả
40
+ Vay ngân hàng
40
Vốn chủ sở hữu
1,560
+ Vốn đầu tư
60
+ Lợi nhuận giữ lại
1,500
Bảng 3 (Đơn vị: 1 triệu đồng)
Lúc này, nợ và vốn chủ sở hữu không hề thay đổi, chỉ có điều cơ cấu tài sản đã có sự khác biệt. Tài sản được chia ra làm 2 phần: tiền mặt 10 triệu và phần “máy móc thiết bị” là 1,590 triệu.
PV vẫn là 260 ngàn đồng. Nhưng trong mỗi 260 ngàn đồng, phần lớn đã đi vào cái khoản “máy móc thiết bị” hết rồi. Bạn thấy đấy, nếu nhắm mắt dựa vào BV, bạn sẽ nhầm rằng máy cái máy vi tính đời XT là giá trị! Thực tế thì ai cũng biết, mấy cái máy XT đó có cho thì cũng chẳng ai thèm nhận về nhà cho chật chỗ.
Đó cũng là lý do vì sao người ta gọi BV là “giá trị trên sổ sách”. Trên sổ sách thì cái máy XT hay là Core2duo đời mới nhất đều có thể như nhau cả.
Và với chỉ 10 triệu đồng tiền mặt, HAVILO chắc chắn sẽ gặp rắc rồi lớn khi khoản nợ 40 triệu đến hạn phải trả. Nguy cơ phá sản là khó thể tránh khỏi. Nhưng ngay cả lúc đó, trên sổ sách thì giá trị của HAVILO vẫn là 260 ngàn đồng/cổ phiếu! Vẫn sẽ có người lao vào mua HAVILO vì thấy rằng cái giá trị sổ sách 260 ngàn là quá hấp dẫn. Dĩ nhiên là không có tôi trong đó! Trên thực tế thì giá trị của HAVILO là con số 0 tròn trĩnh, có cho không tôi cũng không thèm.
Nếu bạn dựa vào BV để định giá doanh nghiệp, bạn phải cất công tìm hiểu xem cái BV thực chất là gì. Nó là Core2duo hay là XT, nó là mảnh đất ngay trung tâm thành phố hay là một bãi bồi vô giá trị ngoài biển, nó là máy móc có thể giúp sinh ra nhiều đồng lợi nhuận hay là một cái máy xay tiền không thương tiếc. Muốn vậy, bạn phải trực tiếp đến tìm hiểu ở công ty; rủ nhân viên trong đó đi uống bia hơi; phỏng vấn đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh của công ty; thậm chí bạn có thể hack vào trong mạng nội bộ của công ty đó để moi thông tin (tôi nói đùa thôi, đừng dại mà làm vậy!). 
Ngộ nhận 4: Chỉ số PE nói lên giá trị của cổ phiếu
Bạn còn nhớ chỉ số PE là gì chứ? Ok. Chúng ta tiếp tục.
Rất nhiều chuyên gia cũng hay đưa ra nhận định cổ phiếu đang vượt quá giá trị thật vì PE quá cao, hoặc thấp hơn giá trị thật khi PE quá thấp. Điều này thực sự là rất buồn cười.
Chữ P trong PE là Price (thị giá), còn chữ E là Earning (lợi nhuận). Trong kế toán, có lợi nhuận không có nghĩa là có tiền đâu, có khi ngược lại là khác. Chúng ta tiếp tục ví dụ từ Bảng 3 nhé.
Với bản tính mánh mung, tôi cố gắng xoay chuyển tình thế cho HAVILO. Với một đống máy XT thì chắc chắn tôi không thể vận hành chúng để sinh ra lợi nhuận được. Tôi liền lên Internet tìm đại một phần mềm mã nguồn mở nào đó, sửa lại một chút rồi biến nó thành phần mềm riêng của mình (dĩ nhiên là phải giấu đi xuất xứ mã nguồn mở của nó). Sau đó tôi đến kêu gọi sinh viên ở các trường Đại học mua phần mềm của tôi với điều khoản đặc biệt: cứ xài thoải mái, sau 1 năm mới trả tiền cũng được (trong kế toán gọi là credit cho khách hàng 1 năm mới thu tiền). Tôi hiểu rõ sinh viên thì làm gì có tiền mà trả cho mình, ngay cả mấy đứa sinh viên cũng biết điều đó, nhưng có sao, cứ xài thôi, đến hẹn thì quỵt luôn có sao. :P
Và thế là HAVILO có thêm 60 triệu đồng lợi nhuận, sinh viên có phần mềm để xài, còn tôi thì hứng khởi chuẩn bị nhìn giá cổ phiếu của HAVILO tăng lên. Tất cả mọi người đều vui vẻ ai về nhà nấy.
HAVILO có thêm 60 triệu đồng từ lợi nhuận, nhưng muốn có được số tiền mặt tương ứng thì phải đợi 1 năm nữa. Chẳng sao cả, những nhà đầu tư háo hức không cần phải đợi lâu đến vậy, họ bắt đầu tính:
Tổng lợi nhuận là 60 triệu. HAVILO phát hành 6 ngàn cổ phiếu.
Vậy mỗi cổ phiếu lãi 60 triệu / 6 ngàn = 10 ngàn đồng/cổ phiếu.
Thị giá ngày hôm nay của HAVILO là 50 ngàn đồng/cổ phiếu.
Suy ra: PE = 50 ngàn/10 ngàn = 5
BÀ CON ƠI! MUA CỔ PHIẾU SIÊU RẺ ĐÊ!!!!!
PE của HAVILO chỉ có 5, trong khi trung bình thị trường hiện nay là 40. Giá sổ sách của HAVILO đến 260 ngàn, trong khi thị giá chỉ có 50 ngàn. Còn dại gì mà không mua?
Nếu bạn mua HAVILO, bạn và những cổ đông khác sẽ phải gánh số nợ 40 triệu khi HAVILO phá sản. Ồ, hy vọng rằng sang năm sau bạn sẽ tìm lại được những sinh viên kia để đòi thanh toán lại tiền sử dụng phần mềm nhé! Chúc may mắn! Còn tôi thì ôm số tiền nhờ bán cổ phiếu HAVILO cho bạn để đi chơi đảo Tuần Châu đây.
Dĩ nhiên có ví dụ trên là vì giám đốc lừa đảo. Nhưng ngay cả giám đốc thành thật, thì chỉ dựa vào duy nhất chỉ số PE cũng không nói lên được giá trị thực tế của doanh nghiệp:
- lợi nhuận trong năm nay có thể cao vì đột biến. Ví dụ công ty T sản xuất mì ăn liền với lợi nhuận èo uột qua bao nhiêu năm, do đó thị giá cổ phiếu T cũng rất thấp. Đột nhiên năm nay có thiên tai lớn, ban lãnh đạo của T đục nước béo cò bán mì ăn liền cho nhân dân gặp nạn với giá cắt cổ. Lợi nhuận trong năm nay sẽ cao đột biến, nhưng đến năm sau thì chắc chắn sẽ có vấn đề lớn, thậm chí muốn duy trì lợi nhuận như xưa cũng đã khó rồi. Vì vậy, bạn phải xem xét PE qua nhiều năm.
- Phải xét đến yếu tố tăng trưởng. Công ty A có PE=50 so với công ty B có PE=10 thì thế nào? Bạn nghĩ rằng B hấp dẫn hơn? Hãy nhìn về tương lai. Nếu A tăng trưởng 50%/năm, trong khi B tăng trưởng -5%/năm (nghĩa là lợi nhuận trong tương lai sẽ càng ngày càng kém) thì công ty A mới đáng để đầu tư. Muốn biết tình hình tương lai của một công ty trên thực tế không phải quá khó. Cứ tập trung vào công ty nào mà bạn hiểu rõ. Chẳng hạn, nếu bạn là dân IT thì một công ty chỉ sản xuất dĩa mềm với PE=5 có hấp dẫn không? Dĩ nhiên là không, vì chỉ vài năm nữa thôi là nó sẽ đóng cửa. 
Ngộ nhận 5: Chỉ chuyên gia mới có thể phân tích giá trị
Chuyên gia ở đây là ai? Đó là những người làm trong các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng, giáo sự đại học,…
Bạn nghĩ rằng chỉ những người đó mới có thể phân tích tài chính, phân tích công ty,… Còn mình thì đâu có lợi thế bằng họ.
Bạn nghĩ gì về những ví dụ đã nêu ở Ngộ nhận 2, 3, 4? Có phải đó là lỗi do kế toán, kiểm tốt không chính xác, lừa lọc? Thông tin không minh bạch?
Chẳng có lỗi gì ở đây cả. Hầu hết các ví dụ đó để hợp lệ về mặt kế toán và kiểm toán. Gọi máy vi tính XT là tài sản là hoàn toàn đúng đắn. Chẳng có cơ chế dù minh bạch cỡ nào có thể giúp bạn tìm ra những “sơ hở” đó cả. Chính bạn, nhà đầu tư, phải tự thực hiện điều đó.
Vậy những “chuyên gia” đó có lợi thế gì khi tìm ra những “sơ hở” đó? Chẳng có lợi thế nào hết. Ngược lại, chính họ mới bị bất lợi. Peter Lynch, người được xem là nhà quản lý quỹ xuất sắc nhất nước Mỹ, có viết trong cuốn sách “One up on Wall Street” rằng: bất kỳ người bình thường nào, nếu biết tận dụng những gì mình hiểu rõ, đều có thể đánh bại các chuyên gia ở Wall Street. Khi nào có thời gian tôi sẽ tóm tắt lại nội dung cuốn sách này.
Cách dễ nhất để đánh bại hầu hết chuyên gia là dựa vào Index Fund (đã nói ở bài trước). Điều này đã được chứng minh bởi lý luận của giới nghiên cứu lẫn kết quả thực tế từ ngành tài chính.
Cách thứ hai là tận dụng cái bạn đã biết sẵn.
Hãy tưởng tượng, nếu một chuyên gia chỉ biết ngồi đọc các bản báo cáo tài chính, liệu ông ta có thể định giá chính xác doanh nghiệp đó không? Những phần trên của bài viết đã cho câu trả lời.
Phân tích tài chính chỉ là một phần của phân tích giá trị doanh nghiệp, nhưng chưa đủ. Phần còn lại, bạn phải tìm hiểu thực tế về tình hình kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, thị trường, triển vọng của doanh nghiệp đó.
Hãy lấy ví dụ: Chuyên môn của tôi là viết phần mềm. Chuyên môn của anh A nào đó là tài chính. Vậy ai có lợi thế hơn khi phân tích giá trị?
Trả lời: chính là tôi. Bởi vì trước tiên tôi sẽ chỉ tập trung phân tích những công ty mà tôi hiểu rõ. Tôi có thể dùng chuyên môn của mình để phân tích các công ty sản xuất phần mềm, khi có kinh nghiệm thì tôi có thể phân tích các công ty có ứng dụng phần mềm mạnh mẽ để phục vụ kinh doanh sản xuất.
Chuyên môn phần mềm chính là cái vốn quý nhất của tôi. Anh A không thể nào có nó trong một sớm một chiều được. Mà nếu không hiểu rõ về ngành phần mềm thì làm sao phân tích được các công ty đó? Đối với những người không có chuyên môn thì họ rất dễ nghĩ rằng máy XT và Core2duo đều có giá trị như nhau.
Có chuyên môn phần mềm rồi, muốn học thêm cơ bản về tài chính để biết cách đầu tư thì dễ hơn rất nhiều so với cách làm ngược lại. Chẳng hạn, tôi thấy nhiều người sau khi nghỉ làm IT, chỉ mất vài tháng, thậm chí là có thể vào làm việc ngay trong ngành tài chính, ngân hàng (làm chuyên viên phân tích, tư vấn hẳn hoi), mặc dù trước đó chưa hề có chuyên môn và kinh nghiệm gì trong lĩnh vực mới. Ngược lại, tôi chưa bao giờ thấy ai từ ngành tài chính, nghỉ làm, rồi chỉ trong vài tháng ngắn ngủi đi học cấp tốc có thể vào làm phần mềm được.
Dĩ nhiên tôi không có ý so sánh và hạ thấp ngành nào cả. Ý của tôi rất đơn giản: hãy sử dụng thế mạnh sẵn có của bạn để chiến thắng. Nếu còn thiếu điều gì đó thì hãy tìm cách nào tốt nhất để bổ sung hay khỏa lấp. Đừng đánh mất thế mạnh của mình để nhắm mắt lao vào lĩnh vực mà bạn không có khả năng dành thắng lợi, chỉ vì nghe đồn rằng người nào đó giỏi lắm và có ưu thế hơn.
Vừa rồi tôi có nghe tin nhiều chú Hai Lúa ở ĐBSCL trúng đậm nhờ nuôi cá, đem tiền đi mua xe hơi đời mới. Cầm số tiền còn dư, các chú quyết tâm lên Sài Gòn săn lùng cổ phiếu của công ty trong lĩnh vực giàn khoan, công nghệ, ngân hàng, dược phẩm…
Ở hướng ngược lại, rất nhiều nhân viên trong các công ty công nghệ, ngân hàng… đang đổ xô về ĐBSCL săn lùng cổ phiếu của các công ty xuất khẩu thủy sản mới vì giá còn rất thấp (vì cách công ty thủy sản trên sàn giá đã cao).
Lẽ ra các chú Hai Lúa nhà ta, nếu thực sự tự mình muốn đầu tư thì nên bỏ thời gian ra phân tích tình hình kinh doanh của các công ty thủy sản quanh mình.

(Hết-ST)